Khủng hoảng thanh khoản là gì và ý nghĩa thế nào với các nhà đầu tư tiền số?

Thanh khoản là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực tài chính, dùng để ám chỉ mức độ lưu thông của một loại tài sản nào đó, và xem chúng có dễ mua hoặc bán không. Khủng hoảng thanh khoản xảy ra khi nhiều loại thị trường khác nhau bị đóng băng, khiến các doanh nghiệp khó bán cổ phiếu và trái phiếu của họ hơn. Trong trường hợp này, nhu cầu thanh khoản tăng cực lớn trong khi nguồn cung của nó giảm xuống, dẫn đến vỡ nợ hàng loạt và thậm chí là phá sản. Còn trong lĩnh vực tiền số, các nền tảng không có đủ tiền mặt trong thời kỳ khủng hoảng thanh khoản hoặc các stablecoin có thể chuyển đổi 1:1 để đáp ứng nhu cầu mà không khiến giá trị thị trường giảm mạnh.

Trong thị trường tiền số, tính thanh khoản đề cập đến mức độ dễ dàng để trao đổi từ token này sang token khác (hoặc sang tiền pháp định do chính phủ ban hành). Về bản chất, nó là thước đo khả năng luân chuyển từ tài sản ảo mà bạn sở hữu sang tiền mặt.

Tài sản có tính thanh khoản cao sẽ có khối lượng giao dịch cao. Vì nó sở hữu một cộng đồng người mua và người bán khổng lồ, nên hãy yên tâm rằng bạn sẽ luôn nhận được một mức giá hợp lý cho vật phẩm của mình.

Tính thanh khoản có thể được đo lường bằng độ chênh lệch giá hỏi mua (bid) và giá chào bán (ask) hoặc chênh lệch giữa giá mà mọi người sẵn sàng mua so với giá mà mọi người đang bán.

Khả năng chuyển đổi một đơn vị tài sản này sang một đơn vị tài sản khác vừa nhanh chóng vừa dễ dàng là một tính năng vô cùng quan trọng trong bất kỳ loại tài sản có thể mua bán được trên thị trường, bao gồm cả tiền số. Thanh khoản thấp là dấu hiệu của thị trường bất ổn, khiến giá trị Bitcoin (BTC) tăng. Ngược lại, thanh khoản cao ngụ ý thị trường ổn định với mức giá thay đổi thấp.

Thị trường tiền số được hưởng lợi từ tính thanh khoản cao vì nó cho phép:

Thị trường tiền số được hưởng lợi từ tính thanh khoản cao. (Nguồn: Cointelegraph)

Do sự gia tăng của những người tham gia thị trường, việc mua hoặc bán tiền số trên thị trường thanh khoản sẽ rẻ hơn. Bản chất nhanh chóng của thị trường tiền số về cơ bản ngụ ý rằng một giao dịch có thể được nhập hoặc thoát bất cứ lúc nào.

Các nền tảng và sàn giao dịch tiền số cần thanh khoản để tiến hành giao dịch (ví dụ: mua, bán và chuyển nhượng). Nhiều nhà đầu tư thường giữ tài sản của họ tại các sàn giao dịch này bởi khả năng tự sinh nhiều mức lãi suất nhau hoặc tạo năng suất cao.

Một cuộc khủng hoảng thanh khoản xảy ra trong lĩnh vực tiền số khi thiếu hụt tiền mặt hoặc tài sản “có thể chuyển đổi thành tiền mặt”. Nếu bạn sở hữu tiền số trên sàn giao dịch, chúng cần phải có khả năng tài trợ cho các giao dịch của bạn, bao gồm gửi tiền pháp định, mua tiền số, giao dịch và rút tiền. Tuy nhiên, nếu bạn không có đủ tiền hoặc tài sản, chẳng hạn như Bitcoin sang Tether (USDT) hoặc Ether (ETH) sang USDT, để hỗ trợ các giao dịch đó, thì nó sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng.

Vì vậy, điều gì sẽ xảy ra trong thời kỳ khủng hoảng thanh khoản? Trong trường hợp xấu nhất, không có thanh khoản nghĩa là có nguy cơ phá sản. Mặc dù không có dấu hiệu nào có thể dự đoán cho một cuộc khủng hoảng thanh khoản sắp xảy ra, nhưng các nhà đầu tư vẫn nên chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Điều này có thể dẫn đến việc hy sinh toàn bộ số tiền mà bạn có trên các sàn giao dịch vì lúc này bạn sẽ không thể rút tài sản của mình ra khỏi sàn.

Để tránh tắc nghẽn trên thị trường, các nền tảng tiền số thường nắm giữ một lượng tiền mặt có tỷ lệ 1:1 theo tỷ lệ tài sản tiền số. Trong những lúc khác, họ sẽ sử dụng chính sách tiền tệ được điều chỉnh bằng thuật toán để duy trì mức giá trị một- một. Điều này giúp di chuyển thanh khoản vào hệ thống nhưng lại khiến việc rút tiền liên tục trở nên khó khăn hơn. Để thoát hoàn toàn, họ cần phải hoàn trả lại các sàn giao dịch hoặc ngân hàng stablecoin.

Những vấn đề về thanh khoản phát sinh khi các nguồn thanh khoản bị cạn kiệt hoặc ngừng hoạt động. Ví dụ, một ngân hàng có thể "đóng băng" hay là ngừng cung cấp hạn mức tín dụng. Vì hầu hết các doanh nghiệp đều dựa vào các khoản vay này để thực hiện nhiệm vụ của mình, nên khi một công ty chậm thanh toán, nó cũng gây ra hiệu ứng domino với các doanh nghiệp khác.

Lấy ví dụ với nền tảng cho vay và trao đổi tiền số Singapore Vauld. Khi nền tảng này bị dừng hoạt động, nhiều người đã tự tìm hiểu nguyên nhân và kết luận những nguyên do khác nhau như do rắc rối tài chính tại Celsius Network, sự sụp đổ của Terra (LUNA)- hiện đã đổi tên thành Terra Classic (LUNC), và việc Three Arrows Capital không trả được nợ cho các khoản vay của mình.

Một cuộc khủng hoảng thanh khoản có thể phát triển khi nhiều tổ chức tài chính gặp phải tình trạng thiếu thanh khoản và bắt đầu rút nguồn dự trữ tài chính của họ, tìm kiếm nguồn tài trợ ngắn hạn từ thị trường tín dụng, hoặc bán tài sản để lấy tiền mặt. Vì một số người bán cố gắng bán cùng một lúc, lãi suất tăng lên, hạn chế dự trữ tối thiểu trở nên ràng buộc, từ đó tài sản bị mất giá hoặc trở nên không thể bán được.

Khi các nhà phát triển bắt đầu tạo ra những nền tảng tiền số này, họ thường thiết kế với mục đích tạo ra càng nhiều tiền càng tốt và với kỳ vọng rằng loại tiền số đó sau này sẽ tăng trưởng theo cấp số nhân. Tuy nhiên, khi tốc độ tăng trưởng chậm dần và dừng lại, nền tảng càng lớn thì càng gây hại cho hệ sinh thái tiền số.

Hiệu ứng này sau đó sẽ lan rộng, khiến thị trường sụt giảm, buộc mọi người phải rút tiền và bán tiền số của họ, hoặc chuyển sang sử dụng chiến lược hodling. Vậy làm thế nào để giải quyết được khủng hoảng thanh khoản? Thanh toán một khoản nợ lớn có thể khôi phục niềm tin của người dùng với khả năng ổn định tài chính của các nền tảng, từ đó giúp việc rút tiền số trở nên khả thi.

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng thanh khoản: những cú sốc kinh tế (economic shock) bất ngờ xảy ra, và những thăng trầm thường thấy diễn ra trong chu kỳ kinh doanh. Sau sự sụp đổ của cặp tiền số UST-Luna, nhiều nhà đầu tư đã chịu thua lỗ cực lớn, khiến các tổ chức DeFi như Celsius đã phải đóng băng việc rút tiền, gây ra suy giảm thị trường.

Ban đầu Celsius đã thu hút được môt lượng khách hàng khổng lồ vì sở hữu các khoản xuất chi cao. Nhưng sau khi tạm dừng tất cả các hoạt động rút tiền, hoán đổi, và chuyển khoản do "hoàn cảnh thị trường khắc nghiệt", các nhà đầu tư lo ngại về tài sản của họ vẫn bị mắc kẹt trên nền tảng. Khách hàng giờ đây sẽ không thể lấy lại được phần lớn tài sản của mình trừ khi những nhà cho vay DeFi tự nguyện giải phóng hoạt động đóng băng.

Cộng đồng tiền số càng được phát triển và phổ biến hơn, thì tính thanh khoản của tiền số càng lớn. Sự tăng trưởng vượt bậc về giá, khối lượng, lượt đề cập trên mạng xã hội và xu hướng trên Google mà BTC đã trải qua vào năm ngoái là bằng chứng cho điều này.

Khi một loại tài sản càng phổ biến, chúng càng được niêm yết nhiều sàn giao dịch tiền số hơn. Điều này giúp nhiều người biết về tài sản và dự án hơn, đồng thời sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư và nhà giao dịch hơn đầu tư vào nó. Nhưng điều gì xảy ra khi thanh khoản thấp trong tiền số?

Biến động thị trường xảy ra do mức độ thanh khoản thấp, từ đó đẩy giá của tiền số lên cao. Khi một tài sản có tính thanh khoản thấp, ta rất khó để mua hoặc bán nó một cách nhanh chóng. Những thỏa thuận mua bán này thường sẽ không được thực hiện, hoặc nếu có, nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá cả.

Trước khi đầu tư vào loại token nào đó, bạn nhất định phải bỏ thời gian nghiên cứu và kiểm chứng nó chứ đừng chỉ dựa theo lời khuyên từ các nhà phát triển. Để thực hiện việc này, hãy tìm hợp đồng của token và tìm kiếm những trang có thêm thông tin về thanh khoản. Nếu nó là token BSC, bạn có thể sử dụng bscscan.com để truy xuất địa chỉ hợp đồng của token. Nếu thông tin bạn tìm kiếm nằm trên blockchain Solana, bạn có thể tìm kiếm thông tin đó tại solscan.io. Tại đây sở hữu riêng một trang etherscan.io dành cho các token trên mạng Ethereum.

Việc tìm kiếm hợp đồng và đảm bảo token có tính thanh khoản là quá trình phức tạp hơn bạn nghĩ, đặc biệt là nếu người thực hiện nó không phải là chuyên gia trong thị trường tiền số. Các hệ thống như NeferuCrypto sẽ giúp bạn truy cập vào những loại thông tin này. Họ có thể thông báo cho người dùng qua kênh Telegram của mình khi thanh khoản được thêm hoặc khóa, đảm bảo họ là người đầu tiên có quyền truy cập vào thông tin này.