Ether là gì? Cách khai thác và mua Ether

Ether (ETH) là tiền số gốc của mạng lưới blockchain Ethereum. Bạn có thể mua, bán và nắm giữ Ether như một loại tiền ảo, đồng thời sử dụng chúng để thanh toán và trả phí cho các giao dịch trên mạng Ethereum. Chỉ ngay sau Bitcoin, ETH được xếp hạng là tiền số lớn thứ hai thế giới với tổng giá trị thị trường hàng trăm tỷ USD. Nếu bạn mới bắt đầu sử dụng điện tử, bạn có thể muốn tìm hiểu thêm về Ether. Ở đây chúng ta sẽ xem xét Ether là gì và cách hoạt động của nó.

Ether (ETH) là tiền số có nguồn gốc từ blockchain Ethereum. Đây là tiền số dùng để chi trả mức phí cần thiết khi xử lý các giao dịch trên mạng Ethereum, đồng thời chủ sở hữu Ether có thể sử dụng ETH để mua hàng hóa từ bất kỳ người ai chấp nhận thanh toán bằng tiền ảo. Nhiều loại token không thể thay thế (NFTs) chỉ có thể được mua bán bằng ETH.

Ethereum được ra mắt vào năm 2015 với tư cách là một dự án mã nguồn mở, có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể xem và đóng góp vào bộ mã của nền tảng. Blockchain Ethereum sử dụng các hợp đồng thông minh- đây là các hợp đồng điện tử được lập trình với mục đích tự động thực thi.

Các tính năng đặc biệt của Ether:

Ether nổi bật vì nó là đồng tiền gốc của nền tảng Ethereum, hỗ trợ một hệ sinh thái lớn gồm các dự án dựa trên blockchain.

Mẹo: Nhiều loại tiền số, các ứng dụng phi tập trung và các tổ chức tự trị phi tập trung hoạt động bằng cách sử dụng nền tảng Ethereum. Các dự án trên đều sử dụng ETH để trả phí xử lý giao dịch - được gọi là gas - cho các thợ đào trên mang lưới Ethereum.

Một vài sự thật về Ether:

Tên tiền sốEther
Năm phát hành2015
Đã khai thác/tổng nguồn cung (tính đến ngày 1 tháng 2 năm 2022)119,4 triệu ETH/không có nguồn cung tối đa
Tính năng đặc biệt

Tiền tệ gốc của nền tảng Ethereum

Ethereum

Ethereum

ETH mới được tạo ra bằng cách sử dụng một quy trình tính toán được gọi là khai thác, nó được liên kết với giao thức vận hành bằng chứng công việc. Bất kỳ ai có phần cứng và phần mềm máy tính tương thích đều có thể khai thác Ether, đây là quá trình vô cùng cạnh tranh và tiêu tốn tài nguyên.

Khai thác bằng chứng công việc đòi hỏi cực nhiều tài nguyên và năng lượng máy tính. Nhiều thợ đào làm việc cùng nhau theo nhóm để tăng sức mạnh tính toán chung của họ, điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh của họ với các thợ đào khác. Các máy đào thường được đặt ở nơi có năng lượng rẻ và dồi dào.

Khai thác Ether có thể giúp bạn kiếm ETH. Các thợ đào sẽ thêm các block giao dịch ETH vào trong blockchain Ethereum để kiếm được phí xử lý giao dịch, cùng với hai token ETH mới.

Ghi chú: Thời gian đào một block giao dịch ETH mới là khoảng 12 đến 14 giây.

Bất kỳ ai có ví tiền số hoặc tài khoản trên các sàn giao dịch tương thích đều có thể mua Ether. Sử dụng một sàn giao dịch tập trung như Coinbase để mua ETH bằng các bước sau:

  • Mở và cấp vốn cho một tài khoản trên sàn giao dịch: Để bắt đầu, bạn cần có một tài khoản tại sàn giao dịch tiền số. Sau khi gửi thông tin cá nhân cần thiết và bằng chứng nhận dạng, bạn có thể nạp tiền vào tài khoản bằng nội tệ.

  • Bắt đầu giao dịch Ether: Bạn có thể tiến hành mua ETH bằng cách sử dụng website hoặc ứng dụng của sàn giao dịch. Hãy kiểm tra kỹ các chi tiết giao dịch, bao gồm mọi khoản phí, trước khi nhấp vào nút “mua”.

  • Lưu trữ Ether của bạn: Sau khi hoàn tất quá trình mua ETH, Ethereum của bạn sẽ tự động được gửi vào ví ảo. Ví ảo này có thể lưu trữ ngay tại sàn giao dịch hay tại ví phần cứng hoặc phần mềm có khả năng tự lưu trữ.

Lệ phí và chi phí

Có thể bạn đã nghe về việc Ethereum có phí gas khá cao. Nếu bạn mua ETH thông qua một sàn giao dịch tập trung như Coinbase thì bạn chỉ bị tính phí dựa trên biểu phí của sàn giao dịch. Tuy nhiên, nếu bạn mua ETH trên một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) như Uniswap thì bạn có nghĩa vụ phải trả phí gas ETH đang hiện hành.

Mẹo: Khi bạn đặt một giao dịch ETH, phí gas có thể khác nhau tùy thuộc vào độ bận hoặc mức tắc nghẽn của nền tảng ETH.

Giao dịch Ether

Giao dịch Ether

Là một loại tiền số quan trọng, Ether có một lịch sử với nhiều đặc sắc. Dưới đây là một số cột mốc quan trọng trong lịch sử ngắn ngủi của Ethereum:

  • Ra mắt bạch thư Ethereum: Vào năm 2013, nhà sáng tạo Vitalik Buterin đã xuất bản một bài báo mô tả ý tưởng về ETH.
  • Ethereum được ra mắt: Sau một khoảng thời gian kiểm tra ngắn vào năm 2014 cùng một số phiên bản thử nghiệm, nền tảng Ethereum chính thức ra mắt vào năm 2015, với mức giá khởi điểm của ETH là 1,24 USD.
  • Phân nhánh Ethereum Classic: Sau khi một dự án trên nền tảng Ethereum bị hack vào năm 2016, ETH đã phân nhánh làm hai blockchains: Ethereum và Ethereum Classic. Với phiên bản Ethereum Classic là kẻ chịu trách nhiệm cho những mất mát từ vụ hack.

Đội ngũ phát triển Ethereum đang thực hiện một bản nâng cấp quan trọng tên là Ethereum 2.0, nó sẽ sử dụng cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần thay vì bằng chứng công việc. Chuyển sang bằng chứng cổ phần sẽ giúp Ether ít tiêu tốn năng lượng hơn và loại bỏ việc khai thác ETH bằng phần cứng máy tính đặc biệt.