KYC là gì? Quy trình KYC có an toàn cho người dùng hay không?
1. KYC là gì?
1. KYC là gì?
KYC là viết tắt của Know Your Customer, có thể hiểu là “Xác minh khách hàng”. Đây là một quy trình gồm các thủ tục xác minh danh tính của một người dùng mới, trước khi cho phép họ sử dụng dịch vụ, sản phẩm hoặc nền tảng nào đó để đánh giá rủi ro tiềm ẩn của họ đối với các ý định bất hợp pháp.
Trong thị trường tiền số, thuật ngữ KYC thường đi kèm với thuật ngữ AML, là viết tắt của từ Anti Money Laundering dịch ra là chống rửa tiền. AML mang hàm nghĩa rộng hơn so với KYC, trong quá trình AML bao gồm quy trình KYC.
2. Tổ chức nào quy định nên KYC?
2. Tổ chức nào quy định nên KYC?
Các quy định của KYC khác nhau theo từng quốc gia, nhưng các thông tin cơ bản cần thiết được chia sẻ bởi nhiều nước.
- Tại Mỹ, hầu hết các quy trình AML và KYC ngày nay đều do Đạo luật Bảo mật Ngân hàng và Đạo luật Yêu nước năm 2001 quy định.
- Ở EU và các nước châu Á - Thái Bình Dương đã xây dựng các quy định riêng, nhưng có nhiều điểm trùng lặp với các quy định của Mỹ. Chỉ thị chống rửa tiền của EU (AMLD) và các quy định của PSD2 cung cấp khuôn khổ chính cho các nước thuộc khu vực này.
- Ở cấp độ toàn cầu, Lực lượng Đặc nhiệm Hành động Tài chính (FATF) điều phối hợp tác đa quốc gia về các điều kiện pháp lý.
Các quy định của KYC
3. Tầm quan trọng của quy trình KYC trong lĩnh vực tiền số
3. Tầm quan trọng của quy trình KYC trong lĩnh vực tiền số
Các sàn giao dịch tiền số là nơi tập trung tài sản của người dùng. Việc áp dụng KYC sẽ giúp các sàn giao dịch xác định được những đối tượng đáng nghi, từ đó phòng ngừa được những hành vi tội phạm xảy ra.
KYC là một cách để các sàn giao dịch nâng cao uy tín của mình trong mắt khách hàng, giúp khách hàng biết được rằng họ đang giao dịch trong một môi trường an toàn, với những người đáng tin cậy do đã được xác minh danh tính rõ ràng.
4. Các bước thực hiện quy trình KYC
4. Các bước thực hiện quy trình KYC
Quy trình KYC thường bao gồm các bước:
- Thu thập thông tin: Người dùng phải cung cấp thông tin cá nhân như tên đầy đủ, ngày sinh và địa chỉ, cũng như các giấy tờ tùy thân do chính phủ cấp, ảnh chụp của họ cùng với giấy tờ tùy thân. Trong một số trường hợp người dùng cần cung cấp thêm bằng chứng xác thực địa chỉ của họ
- Xác minh danh tính: Khi thông tin cá nhân và giấy tờ tùy thân đã được gửi, các nền tảng dịch vụ hoặc giao dịch tiền số sẽ xác minh danh tính của người dùng bằng cách tham chiếu chéo thông tin chi tiết của họ với hồ sơ công khai, cơ sở dữ liệu và các nguồn có sẵn khác.
- Đánh giá thông tin: Ngoài việc xác minh danh tính của người dùng, KYC còn liên quan đến việc đánh giá mức độ rủi ro của người dùng, dựa trên lịch sử giao dịch, nguồn tiền và các yếu tố khác của họ. Quá trình này giúp xác định dấu hiệu và cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn, chẳng hạn như các giao dịch quá lớn hoặc bất thường, có thể cho thấy hoạt động bất hợp pháp.
- Giám sát: KYC sẽ giám sát thường xuyên thông tin khách hàng để đảm bảo rằng các thông tin đó luôn được cập nhật và cho phép hệ thống xem xét các giao dịch có hành vi đáng ngờ.
Quy trình thực hiện KYC
5. Thông tin của người dùng có an toàn khi thực hiện quy trình KYC hay không?
5. Thông tin của người dùng có an toàn khi thực hiện quy trình KYC hay không?
KYC là một quy trình an toàn nếu các nền tảng mà người dùng sử dụng có các chính sách về quyền riêng tư và bảo mật để bảo vệ thông tin. Tuy nhiên, tin tặc hay hacker có thể cố gắng sử dụng xác minh KYC như một hình thức để lấy cắp thông tin của bạn.
Do vậy, hãy luôn đảm bảo rằng bạn chỉ cung cấp thông tin trực tiếp cho nền tảng mà mình đang cố gắng xác minh. Điều quan trọng cần nhớ là, KYC chỉ yêu cầu xác minh tài liệu hiển thị và không thể hoàn thành qua điện thoại. Chính vì thế, bất kỳ cuộc gọi điện nào yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân liên quan đến KYC thì đều là lừa đảo.