Token không thể thay thế (NFT) là gì? NFT hoạt động như thế nào?

Các token không thể thay thế hoặc NFTs là tài sản kỹ thuật số duy nhất dựa trên công nghệ blockchain. Bất cứ thứ gì cũng có thể trở thành NFT - từ một tác phẩm nghệ thuật, kỷ vật thể thao hoặc thậm chí là một câu tweet. Không giống như các loại tiền số cũng có sử dụng mạng blockchain để xác minh quyền sở hữu, các NFT không thể được trực tiếp trao đổi các với nhau.

NFT là tokens cung cấp quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số. Quyền sở hữu này sau đó được xác minh thông qua các thuật toán trên blockchain. Hầu hết các NFT đều sử dụng mạng lưới Ethereum cho việc xác minh.

Vào năm 2012, NFTs còn có tên gọi khác là colored coins (tiền xu có màu). Về cơ bản, colored coins là các bitcoin được “thêm màu" để tạo ra cho chúng các thuộc tính đặc biệt nhằm tách biệt chúng với phần còn lại của bitcoin và có giá trị độc lập với mệnh giá của bitcoin cơ bản.

Từ đó, chúng phát triển thành CryptoPunks, đây là các dãy ký tự kỹ thuật số đồng thời là NFT đầu tiên trên mạng Ethereum vào năm 2017. Nhưng NFTs chỉ bắt đầu phổ biến ít lâu sau đó vào năm 2017 với sự ra mắt của Cryptokitties, một nền tảng trò chơi điện tử trên mạng lưới Ethereum, nơi cho phép mua, bán và nhân giống các chú mèo ảo. Cơn sốt Cryptokitties bắt đầu từ rất sớm và vào năm 2018, có một Cryptokitty được bán với giá 600 Ethereum - tương đương 170,500 USD

Vào tháng 3 năm 2021, một CryptoPunk được bán với giá 4.200 Ethereum hoặc tương đương 7,57 triệu USD

Có thể bạn đã thấy NFTs trong nhiều bài báo, chẳng hạn như tác phẩm nghệ thuật, thẻ bài thể thao sưu tầm hoặc ảnh đại diện máy tính tạo. Nhiều nghệ sĩ và các nhà sáng tạo khác đang sản xuất các tác phẩm độc đáo để phân phối dưới dạng NFTs.

Vào đầu tháng 3 năm 2021, Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey đã bán bài tweet đầu tiên của mình từ năm 2006 dưới dạng NFT và thu về 2,9 triệu USD gần 2,5 tuần sau đó.

Bạn có thể ví một NFT như một bảng chứng nhận quyền sở hữu tài sản được xác minh bởi blockchain. Blockchain giống như một cuốn sổ cái điện tử đóng vai trò lưu trữ quyền sở hữu NFT. Mọi giao dịch trên blockchain được các máy tính trên khắp thế giới xác minh bằng cách giải các bài toán phức tạp.

Ghi chú: Lịch sử giao dịch và dữ liệu liên quan đến NFT được công khai trên blockchain và không thể thay đổi sau khi quá trình xác minh hoàn tất. Chủ sở hữu NFT không chỉ có thể chứng minh quyền sở hữu, mà NFT đó cũng không thể bị đánh cắp.

Điều này làm cho Token không thể thay thế hữu ích trong nhiều ngành công nghiệp, và khiến một số ngành đã bắt đầu áp dụng NFTs.

Nghệ thuật

NFTs có thể hoạt động tốt trong các ngành như nghệ thuật hoặc các lĩnh vực sáng tạo khác. NFTs có khả năng hạn chế cách hành vi như gian lận và sao chép trái phép đang tồn tại trong lĩnh vực nghệ thuật này.

Thể thao

Các kỷ vật thể thao thường có giá trị sưu tầm cao, NFTs không chỉ nâng tầm trải nghiệm cho những fan yêu thích thể thao mà còn cung cấp cho họ một cách để xác thực và chứng minh quyền sở hữu các kỷ vật có giá trị cao. Ví dụ: NBA Top Shot cho đấu giá các NFT về những khoảnh khắc đáng nhớ trong những trận bóng rổ. Cũng có thể có một trường hợp sử dụng NFTs để bán vé các sự kiện thể thao.

Hợp đồng cấp phép hoặc Hợp đồng thông minh

NFTs được ứng dụng trong hợp đồng cấp phép liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ. Điều này là một cơ hội để giúp những chủ sở hữu tài sản trí tuệ được cấp phép. Dùng blockchain để lưu trữ các loại hợp đồng sẽ giúp người dùng nhận thức được quyền sở hữu và bị giới hạn với việc sử dụng các tài sản này, như tiền bản quyền được trả khi sử dụng nhạc.

Ví dụ: chủ sở hữu hoặc người tạo ra EulerBeats Originals vẫn kiếm được 8% tiền bản quyền mỗi khi NFT này được bán ra.

Bất động sản

Trong giới bất động sản, Token không thể thay thế được xem là một biểu tượng về quyền sở hữu trên mạng lưới blockchain.

Ví dụ: thay vì một chứng thư giấy cho biết rằng bạn đang sở hữu một ngôi nhà riêng, bạn có thể dùng một NFT để thể hiện quyền sở hữu của bạn với ngôi nhà đó. Điều này có thể mang lại một số lợi thế về bảo mật và khả năng dễ dàng truy cập.

ToKen không thể thay thế

ToKen không thể thay thế

Có vẻ như những Token không thể thay thế mới thường xuất hiện mỗi ngày. Vào tháng 2 năm 2021, đoạn clip nổi bật về một cú úp rổ đáng nhớ của ngôi sao NBA LeBron James được bán với giá 208.000 USD. Ban nhạc Kings of Leon đã ra mắt một album dưới dạng NFT vào tháng 3 năm 2021. Dường như, thứ duy nhất giới hạn việc biến các loại tài sản mã hóa trở thành NFT là những bộ óc từ các nhà sáng tạo và doanh nghiệp.

NFTs thường được phân loại chung với các loại tiền số như Bitcoin. Tuy cả hai đều áp dụng mạng blockchain, nhưng lại sở hữu nhiều điểm khác biệt.

Quan trọng: Sự khác biệt lớn nhất giữa hai loại này là khả năng thay thế. Tiền số là các token có thể thay thế, có nghĩa là ta có thể trao đổi tiền số cho nhau. NFTs, đúng như cái tên của mình, là token không thể thay thế nên ta không thể thay đổi chúng với nhau.

“Một Bitcoin trong một chiếc ví ảo có thể hoán đổi cho một bitcoin khác trong một ví khác vì mỗi Bitcoin có cùng một giá trị và cách sử dụng”, một nhóm luật sư từ Latham & Watkins LLP đã viết trong một bài blog vào tháng 3 năm 2021.

“Mặt khác, NFTs được mã hóa để có những ID độc nhất cùng các siêu dữ liệu mà không một token nào có thể sao chép. Điều này mang lại cho Token không thể thay thế khả năng độc quyền và tính khan hiếm khiến chúng trở nên hấp dẫn khi kết hợp với phương tiện kỹ thuật số ”.

Token không thể thay thế (NFT)Tiền số
Mỗi NFT là độc nhất và không thể dễ dàng được trao đổi để lấy một token tương tựBitcoin hoặc các loại tiền số khác có thể được trao đổi để lấy các loại tiền số có cùng giá trị
NFTs được buôn bán nhưng không được giao dịch như chứng khoán tại các sàn giao dịch điện tửTiền số được dùng để giao dịch tương tự như chứng khoán
NFTs không phải là phương tiện trao đổi mua bánNhiều loại tiền số có thể được sử dụng để mua các mặt hàng vật chất như xe hơi

Ưu điểmNhược điểm
Các tấm thẻ xác minh độc nhất giúp việc làm giả các NFTs cực kỳ khó khănNhận được sự phổ biến vào năm 2020 và 2021, với giá trị bị đẩy lên cao bởi các nhà đầu cơ
Là một phương tiện để các tác phẩm của các nhà sáng tạo được mọi người công nhậnBảo mật trực tuyến có thể phát sinh vấn đề
Mua và lưu trữ NFT trực tuyến có thể làm giảm bớt một số vấn đề phát sinh từ các vật sưu tầm thông thườngCó khả năng gây nhầm lẫn giữa người mua và người bán nếu họ không quen thuộc với các công nghệ liên quan tới blockchain

Đối với người mới, hãy tự hỏi tại sao bạn muốn mua Token không thể thay thế. Liệu bạn muốn sở hữu một NFT như vật sưu tầm hay một khoản đầu tư?

Điều này có thể giúp bạn hiểu rõ số tiền bạn sẵn sàng đầu tư và mức độ rủi ro bạn sẵn sàng chấp nhận.

Do giá của NFT phụ thuộc vào độ hiếm và số tiền bạn sẵn sàng trả để sở hữu nó, giá trị của NFT cực dễ biến động. Ví dụ, theo NonFungible.com, giá trị trung bình của một NFT đã giảm từ 3.932 USD vào tháng 2 năm 2021 xuống còn 1.426 USD vào cuối tháng 3, tức là mức giảm gần 64%.

Một khía cạnh khác cần lưu ý tính đến việc mua Token không thể thay thế là phí gas. Tất cả các giao dịch cần được xác minh bởi mạng lưới. Gas là một loại phí bắt buộc để tiến hành việc xác minh trên, và có thể đơn giản hóa phí gas như một nỗ lực tính toán cần thiết. Phí gas có thể làm tăng giá NFT bạn tính mua với con số đáng kể.

Ý nghĩa của NFT

Ý nghĩa của NFT

Cảnh báo: Các nhà đầu tư cũng nên cẩn thận với những kẻ gian và các trò lừa liên quan đến NFTs. Các trò lừa này có thể là các cửa hàng sao giả danh trang web hợp pháp, NFTs giả và thậm chí là các hình thức tặng quà lừa đảo.

Do bản thân các NFTs vẫn còn khá mới, khung pháp lý của chúng cũng vẫn chưa rõ ràng, mặc dù nó vẫn đang bắt đầu phát triển.

Ngoài ra còn có câu hỏi như việc NFTs có phải là chứng khoán hay không. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) không coi tài sản kỹ thuật số là chứng khoán. Theo Latham & Watkins LLP, các NFTs được tạo ra từ các tác phẩm nghệ thuật và đồ sưu tầm không phải là chứng khoán, mà còn phải xem xét tùy theo trường hợp. Cũng có khả năng rằng điều này được thay đổi khi việc sử dụng NFTs phát triển theo thời gian.

Việc tìm hiểu trước khi tham gia đầu tư có thể giúp bạn tránh được những bất ngờ khó chịu về tài chính. Tương tự như vậy, những ai quan tâm đến các vật sưu tầm hoặc các khoản đầu tư mạo hiểm cần phải tự nghiên cứu và chỉ đầu tư với số tiền bạn có thể mất.