Tiền số của ngân hàng trung ương (CBDCs) là gì?
1, Tiền số của ngân hàng trung ương là gì?
1, Tiền số của ngân hàng trung ương là gì?
Tiền số do Ngân hàng Trung ương phát hành (CBDCs) là một đại diện kỹ thuật số của tiền tệ do ngân hàng trung ương của một quốc gia phát hành, và do ngân hàng trung ương kiểm soát. CBDCs khác với dự trữ kỹ thuật số và số dư tài khoản thanh toán mà các ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác nắm giữ. Thiết kế của CBDCs có thể vô cùng khác nhau như về quyền truy cập, quyền riêng tư và kiến trúc cơ bản, nhưng một số ngân hàng trung ương đã đề xuất xây dựng CBDCs của họ trên giao thức blockchain hoặc sổ cái phân tán.
2. Tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương không phải là tiền số
2. Tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương không phải là tiền số
Ngay cả khi CBDCs có dựa trên công nghệ blockchain, chúng vẫn không được xem là tiền số vì có chịu sự kiểm soát của các cơ quan quản lý tập trung- các ngân hàng trung ương. Theo định nghĩa, tiền số không được duy trì bởi một thực thể tập trung, mà thay vào đó được quản lý bởi một mạng lưới các node phi tập trung - các node này cùng đạt tới sự thoả thuận về tình trạng của sổ cái thông qua cơ chế đồng thuận.
Tiền số của ngân hàng trung ương
3. Đặc điểm của CBDCs
3. Đặc điểm của CBDCs
Tại thời điểm của bài viết, CBDCs mới chỉ là những đề xuất của các ngân hàng trung ương và chưa được triển khai cho từng quốc gia hoặc khu vực sử dụng, ngoài các thử nghiệm tư nhân được giám sát chặt chẽ. Cho đến nay, hơn 20 nguyên mẫu CBDC khác nhau đã được tạo ra. Đặc biệt, đồng nhân dân tệ ảo ở Trung Quốc và đồng đô la cát Bahamanian ở Caribe là những CBDC sắp được phát hành chính thức.
Các ngân hàng trung ương đã đề xuất nhiều phương án giúp CBDCs có được khả năng tiếp cận. Ví dụ, một số đã xem xét việc tạo ra một CBDC có sẵn cho công chúng, đặc biệt là khi việc sử dụng tiền mặt để thanh toán liên tục suy giảm đáng kể.
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã lập luận rằng việc đưa CBDCs vào thị trường crypto trong bối cảnh này có thể đa dạng hóa các hệ thống thanh toán bán lẻ và tăng cường khả năng phục hồi của các hệ thống đó nếu có công nghệ can thiệp vào cơ sở hạ tầng thanh toán tư nhân.
Các ngân hàng trung ương cũng đã đề xuất hạn chế quyền tiếp cận của CBDCs đối với các tổ chức tài chính có dự trữ tại các ngân hàng đó. Trong trường hợp này, CBDC sẽ được thiết kế để cải thiện hệ thống thanh toán các mặt hàng bán sỉ, thanh toán bù trừ và thanh toán giữa các ngân hàng.
Các ngân hàng trung ương đã sử dụng nhiều loại kiến trúc cơ bản cho CBDCs, bao gồm Công nghệ sổ cái phân tán (DLT) và blockchain, một tập hợp con của DLT. Sổ cái phân tán là một cơ sở dữ liệu được chia sẻ, và phi tập trung, cơ sở dữ liệu này được duy trì bởi nhiều node mà không cần cơ quan trung ương.
Các loại tiền tệ
Blockchain là một mạng ngang hàng duy trì một hồ sơ ghi lại các giao dịch bằng cách gắn dấu thời gian và ghi chúng vào các block, sau đó các block này được liên kết trong một chuỗi và không gì có thể dễ dàng thay đổi nó. Các ngân hàng trung ương đã cảnh báo rằng việc sử dụng blockchain hoặc DLT có thể dẫn đến các vấn đề bảo mật (vì tính chất công khai của sổ cái) và gặp nhiều thách thức về khả năng mở rộng.
Các ngân hàng trung ương cũng đã tranh luận về việc liệu mọi người có được phép giao dịch CBDCs ẩn danh hay không. Tiền vật lý của ngân hàng trung ương (tiền mặt) là phương thức thanh toán ẩn danh nhất, nhưng một số cơ quan quản lý tiền tệ đã bác bỏ ý kiến cho rằng tiền số của ngân hàng trung ương nên giữ lại đặc điểm ẩn danh này.
Một cuộc khảo sát năm 2020 do tạp chí Central Banking có trụ sở tại London thực hiện cho thấy 46 quốc gia đang nghiên cứu khả năng áp dụng CBDCs bao gồm Trung Quốc, Vương quốc Anh và Ngân hàng Trung ương Châu Âu, cho thấy rằng các loại tiền tệ mà chúng ta biết sắp có sự thay đổi lớn.