DeFi Lending là gì và nó hoạt động như thế nào?

DeFi Lending là một trong những đổi mới phổ biến nhất trong lĩnh vực tiền số, nhưng nó hoạt động như thế nào? Hãy cùng Coin5s tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

DeFi (Tài chính phi tập trung) là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tiền số, nó mô tả sự chuyển giao từ các hệ thống tài chính tập trung sang tài chính ngang hàng nhờ sử dụng các công nghệ phi tập trung trên blockchain. Lending (cho vay) là một trong những lĩnh vực hứa hẹn nhất của DeFi, với các giao thức như Aave, Maker DAO và Compound Finance mang lại tiềm năng to lớn, trong khi các công ty fintech như Hodlnaut, BlockFi và Nexo cung cấp dịch vụ cho vay.

Các nền tảng DeFi Lending cung cấp vô vàn các sản phẩm cho vay và cho mượn thường linh hoạt hơn và cung cấp các điều khoản tốt hơn so với các nền tảng cho vay tập trung truyền thống.

Tài chính phi tập trung | Nguồn: giaiphapmmo

Tài chính phi tập trung | Nguồn: giaiphapmmo

Điểm khác biệt chính giữa các nền tảng DeFi Lending và các nền tảng cho vay tập trung truyền thống là việc các nền tảng DeFi lending không lưu ký, nghĩa là không một ai có quyền kiểm soát duy nhất nào giữ tài sản thế chấp của người dùng và tài sản thế chấp đó được khóa vào hệ thống DeFi được đề cập trong suốt thời gian cho vay. Các nền tảng cho DeFi lending sử dụng hợp đồng thông minh để tự động hóa quy trình cho vay.

Một điểm khác biệt nữa là các nền tảng DeFi lending cung cấp nhiều sản phẩm cho vay hơn so với các nền tảng tập trung truyền thống. Ví dụ: một số nền tảng cung cấp các khoản vay nhanh- các khoản vay được thực hiện và hoàn trả trong vài giây- thứ những nền tảng cho vay tập trung thông thường không làm được.

Cuối cùng, các nền tảng DeFi lending thường cung cấp các điều khoản có lợi cho người vay hơn bởi đây là lĩnh vực có nhiều cạnh tranh.

DeFi Lending hoạt động bằng cách cho phép người dùng gửi tiền số vào một hồ thanh khoản. Sau đó, hồ tiền số này được sử dụng để cung cấp các khoản vay cho những người dùng khác. Lãi suất của các khoản vay này thường cao hơn nhiều so với lãi suất các khoản vay truyền thống, khiến chúng trở nên hấp dẫn đối với người cho vay. Tuy nhiên, rủi ro cũng cao hơn, bởi người đi vay có thể vỡ nợ và mất tài sản thế chấp.

Sự an toàn của DeFi lending phụ thuộc vào nền tảng và giao thức mà nó đang sử dụng. Cơ mà, có một số điều mà ta cần lưu ý trước khi tham gia vào nền tảng này.

Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu những rủi ro liên quan đến việc cho vay và đi vay trên nền tảng phi tập trung. Luôn có khả năng mất vốn, hoàn toàn hoặc thông qua mất mát vô thường và rủi ro nền tảng bị lỗi hoặc bị hack. Thứ hai là hãy đảm bảo nghiên cứu bất kỳ nền tảng hay là giao thức nào bạn đang xem xét dùng và chỉ cho vay hoặc mượn từ những nguồn có uy tín.

Cuối cùng, hãy luôn nhớ thực hành thói quen vay mượn an toàn, chẳng hạn như không bao giờ cho vay nhiều hơn số tiền bạn có thể sằng sàng mất và luôn giữ các khóa riêng tư của mình tại nơi an toàn và bảo mật.

Đối với người mượn tiền, nền tảng DeFi lending có nhiều ưu thế hơn so với các nơi cho vay truyền thống. Đầu tiên, nền tảng này có thể truy cập được tại bất kỳ đâu có kết nối internet, bất kể vị trí hoặc lịch sử tín dụng. Thứ hai, các khoản vay từ nền tảng này thường rẻ hơn các khoản vay truyền thống, vì không cần người trung gian và việc sử dụng các vị thế nợ có thế chấp (CDP) giúp giảm chi phí vay.

Cuối cùng, các nền tảng DeFi lending thường minh bạch hơn so với các nơi cho vay truyền thống, bởi toàn bộ mọi hoạt động của nền tảng đều được ghi lại trên blockchain. Sự minh bạch này không chỉ cho phép người đi vay mua sắm ở mức giá và điều khoản tốt nhất mà còn giúp xây dựng lòng tin giữa người cho vay và người đi vay.

Trong khi các nền tảng DeFi lending đã mở ra một thế giới vay mượn mới mẻ cho người dùng tiền số, chúng cũng đi kèm với một số nhược điểm mà người dùng nên biết trước khi tham gia.

Trước hết, nền tảng này vẫn còn tương đối mới và chưa được thử nghiệm. Tuy những blockchain nền móng (như Ethereum) đã được thử nghiệm và chứng minh, nhưng chưa chắc giao thức và nền tảng DeFi được xây dựng trên Ethereum cũng thế. Có khá nhiều rủi ro về lỗi, lỗ hổng bảo mật và hack trong không gian DeFi. Chúng tôi đã từng chứng kiến qua ​​một số vụ hack và lợi dụng mạng lưới nổi tiếng trong không gian, và khi hệ sinh thái ngày càng được phát triển, chúng ta sẽ còn thấy nhiều vụ việc này xảy ra nữa.

Ưu và nhược điểm của DeFi Lending | Nguồn: images.viblo.asia

Ưu và nhược điểm của DeFi Lending | Nguồn: images.viblo.asia

Một điểm chí mạng của các nền tảng DeFi lending là chúng phải chịu sự biến động tương tự như thị trường tiền số. Nghĩa là nếu giá trị tài sản bạn đang cho vay giảm, thì giá trị khoản vay của bạn cũng vậy. Điều này có thể tạo ra một tình huống rất căng thẳng cho những người đi vay, vì họ có thể được yêu cầu trả khoản vay của mình bằng nhiều tiền pháp định hơn số tiền mà họ đã vay lúc đầu.

Cuối cùng, các nền tảng DeFi lending cũng còn nhiều chỗ bấp bênh như lĩnh vực tiền số. Điều này có nghĩa là vẫn xuất hiện một số rủi ro như: nền tảng cho vay của bạn bị đóng cửa, tài sản của bạn bị chính quyền thu giữ... Mặc dù phần thưởng tiềm năng của nền tảng này là đáng kể, nhưng không nên bỏ qua những rủi ro tiềm ẩn của nó. Đảm bảo tự mình nghiên cứu và chỉ cho vay trên các nền tảng mà bạn tin tưởng.

Những ưu điểm của nền tảng DeFi lending đã hiến chúng trở nên hấp dẫn hơn các nguồn cho vay truyền trong mắt người đi vay và người cho vay. Các nền tảng này giúp người đi vay quyền tiếp cận với nguồn vốn chi phí thấp với mức độ minh bạch cao hơn. Đối với người cho vay, nền tảng cho vay DeFi cung cấp mức độ thanh khoản cao hơn và mức độ linh hoạt cao hơn. Với sự phát triển nhanh chóng của hệ sinh thái DeFi, các nền tảng cho vay DeFi có thể sẽ đóng một vai trò quan trọng cho lĩnh vực vay mượn tương lai.