Proof-of-Stake (PoS) là gì?

Proof-of-stake là gì? Đây là điều được rất nhiều bạn quan tâm hiện nay. Proof-of-stake (bằng chứng cổ phần hay PoS) là một cơ chế đồng thuận cung cấp cho những người sở hữu một lượng tiền ảo nhất định quyền được xác thực giao dịch và tạo các block mới cho mạng lưới của tiền ảo đó. Hãy cùng Coin5s tìm hiểu kỹ hơn về PoS trong bài viết dưới đây nhé!

Proof-of-stake là một cơ chế đồng thuận trong đó việc khai thác và bảo mật mạng lưới được thực hiện bởi các tài khoản có mức ký gửi (stake) lớn nhất trong mạng lưới. Khái niệm này được Sunny King và Scott Nadal giới thiệu trong một bạch thư của PPCoin vào năm 2012.

Ghi chú: Cơ chế đồng thuận là phương pháp mà các máy tính chạy sổ cái của tiền ảo sử dụng để theo dõi các giao dịch, giao tiếp với nhau và duy trì an ninh mạng.

Theo Proof-of-stake, các thành viên trong mạng lưới tiền ảo có mức ký gửi nhất định sẽ được chọn ngẫu nhiên để tạo các block và xác thực các giao dịch mới. Những thành viên này sẽ được trao thưởng sau khi hoàn thành công việc.

Cơ chế này hoàn toàn khác biệt với cơ chế đồng thuận proof-of-work (bằng chứng công việc, hay poW) mà Bitcoin đang sử dụng. Proof-of-work tận dụng các máy tính (thường gọi là thợ đào) cạnh tranh để tạo ra các block mới và nhận được tiền từ việc khai thác. Proof-of-stake sẽ không sinh ra sự cạnh tranh.

Ethereum khởi đầu dưới dạng nền tảng proof-of-work nhưng đang chuẩn bị chuyển sang proof-of-stake với việc ra mắt Beacon Chain vào tháng 12 năm 2020. Khi tham gia giao thức proof-of-stake của Ethereum, người dùng trên mạng lưới sẽ cần ký gửi tối thiểu 32 ETH để đủ điều kiện trở thành một nhà xác thực.

Proof of stake (Nguồn: cdn.bho)

Proof of stake (Nguồn: cdn.bho)

  • Với cơ chế proof-of-work, các máy tính ăn điện ở mọi nơi trên thế giới cùng cạnh tranh để xác thực những nhóm giao dịch (một block). Với proof-of-stake, các máy tính làm việc cùng nhau để quyết định xem node (máy tính) nào sẽ xác nhận các block tiếp theo.
  • Theo cơ chế bằng chứng về cổ phần, những người có mức ký gửi lớn hơn - lượng tiền tệ lớn hơn được giữ trong ví- sẽ có cơ hội được chọn làm người xác thực block cao hơn, từ đó kiếm được phí giao dịch.
  • Proof-of-stake đã phát triển thành các mô hình mới nơi những người có lượng tiền ảo nhỏ có thể bỏ tiền vào một nhóm ký gửi để kiếm phần thưởng, hoặc họ có thể bỏ tiền vào những nơi phí giao dịch được chia cho những người xác thực bằng một phương pháp khác.
  • Trong khi proof-of-stake cung cấp một số lợi ích quan trọng hơn so với phương pháp proof-of-stake, ba lợi ích đáng chú ý nhất là: giao dịch nhanh hơn, chi phí thấp hơn và ít tiêu tốn năng lượng hơn.

Quan trọng: Nhược điểm lớn nhất của proof-of-stake sẽ xảy ra nếu ai đó hoặc một nhóm nào đó gom hơn hơn 50% tổng nguồn cung tiền ảo. Các node và trình xác thực được chọn ra bằng phiếu bầu và những người có mức ký gửi lớn sẽ nhận được nhiều phiếu bầu hơn. Nếu ai đó gom được từ 51% trở lên, họ có quyền kiểm soát 100% blockchain và có thể hành động vì lợi ích của riêng mình để gây thiệt hại cho những người khác trên mạng lưới, đây còn được gọi là cuộc tấn công 51%.

Điều này rất khó xảy ra với các loại tiền tệ lớn như Ethereum, nơi đòi hỏi rất nhiều tiền để thực hiện nhưng lại là mối lo ngại cho các loại tiền tệ nhỏ hơn, tập trung hơn.

Trong khi hệ thống proof-of-stake sẽ thưởng và khuyến khích những thợ đào, nó đồng thời cũng ngăn chặn hành kẻ gian thực hiện hành vi độc hại bằng cách cắt khoảng ký gửi, loại bỏ chúng khỏi mạng lưới, v.v...

Trong lĩnh vực tiền số, proof-of-stake là cơ chế nổi tiếng và được nhiều nền tảng sử dụng. Dưới đây là danh sách các nền tảng nổi tiếng sử dụng phương pháp xác thực proof-of-stake:

  • Ethereum 2.0

  • Cardano

  • Polkadot

  • Algorand

  • Nxt

  • Cosmos

  • ThorChain

Ưu và nhược điểm của Proof-of-stake

Ưu điểmNhược điểm
Giao dịch nhanh chóngRủi ro bảo mật
Phí mạng thấp 
Tiết kiệm năng lượng 

Giả thích ưu điểm

  • Giao dịch nhanh chóng: So với các loại tiền số sử dụng cơ chế proof-of-work có tính cạnh tranh cao, proof-of-stake cung cấp cho người dùng thời gian giao dịch nhanh chóng và hỗ trợ được nhiều khối lượng giao dịch hơn.

  • Phí mạng thấp: tiền số sử dụng cơ chế proof-of-stake thường tính phí rất thấp bởi nó có phương pháp xác thực mạng vô cùng hiệu quả.

  • Tiết kiệm năng lượng: Ít máy tính hơn và ít người cạnh tranh hơn sẽ giúp cơ chế proof-of-stake cần ít năng lượng để duy trì mạng lưới hơn.

Giải thích nhược điểm

  • Rủi ro bảo mật: Càng ít máy tính kiểm soát mạng lưới thì càng có nhiều rủi ro. Đặc biệt, nếu ai đó kiểm soát được hơn 51% tổng nguồn cung trong một loại tiền số, họ sẽ có quyền kiểm soát  toàn bộ mạng lưới.

Proof of work (Nguồn: fiahub)

Proof of work (Nguồn: fiahub)

Proof-of-stake sẽ là một cơ chế xác thực và đồng thuận phổ biến trong tương lai, nhưng nó không phải là cơ chế đồng thuận duy nhất trên thế giới. Dưới đây là các cơ chế xác thực blockchain khác mà bạn nên tìm hiểu (một vài cơ chế số đã phát triển dựa trên proof-of-stake):

  • Proof-of-work: đây là cơ chế được Bitcoin sử dụng. Trong proof-of-work, các máy đào sẽ cạnh tranh để tạo block và giành lấy phần thưởng.

  • Proof-of-stake được ủy quyền: Đây là một biến thể của cơ chế proof-of-stake, nơi những người ký gửi tiền sẽ chọn ra một node làm người đại diện tạo để tạo block mới. EOS và Cardano là những loại tiền số sử dụng cơ chế này.

  • Proof-of-authority (bằng chứng ủy quyền): Các blockchain sử dụng proof-of-authority sẽ dựa vào các node có quyền hạn cụ thể để xác thực và tạo các block mới.

  • Proof-of-burn (bằng chứng đốt cháy): Để tham gia đào trong mạng lưới proof of burn, những người mới phải “đốt” (một thuật ngữ ám chỉ hành động gửi tiền đến một địa chỉ chuyên biệt không thể truy cập được, nhằm tiêu hủy chúng một cách hiệu quả). Tài khoản nào càng đốt được nhiều tiền thì càng có khả năng được chọn để xác thực block tiếp theo và kiếm phần thưởng càng cao. Slimcoin là tiền số sử dụng proof-of-burn.

  • Proof-of-capacity (bằng chứng về dung lượng): Với proof-of-capacity, các node sở hữu dung lượng ổ cứng khả dụng nhất sẽ có khả năng được chọn làm nhà xác thực block mới và được kiếm phần thưởng. Tiền số Signum đang sử dụng phương pháp xác thực này. 

  • Proof-of-elapsed time (bằng chứng về thời gian trôi qua): Bằng chứng về thời gian trôi qua cũng sử dụng máy đào giống như bằng chứng về công việc, nhưng nó sử dụng một hệ thống tin cậy để giảm tính cạnh tranh cũng như mức độ sử dụng năng lượng. Intel đã phát triển phương pháp này, với Sawtooth Hyperledger là tiền số sử dụng nó.

Tiền số sử dụng cơ chế proof-of-stake cung cấp cho các nhà đầu tư cá nhân một phương pháp mua, bán và giao dịch tiền tệ với chi phí thấp và hiệu quả hơn. Khiến những giao dịch tiền số sử dụng cơ chế proof-of-stake sẽ hữu dụng hơn nhiều so với các loại tiền tệ dựa vào proof-of-work.

Do proof-of-stake đòi hỏi ít sức mạnh tính toán hơn so với proof-of-work, nên nó làm giảm tác động môi trường của các giao dịch trên mạng đó. Đó có thể là một yếu tố tác động đến các nhà đầu tư, đặc biệt là khi xã hội đang đặt ra những câu hỏi về mức tiêu thụ năng lượng của Bitcoin và tác động đến môi trường.

Người dùng trên một số chuỗi cổ phần bằng chứng được ủy quyền có thể đặt một lượng nhỏ tiền số vào ví của họ để kiếm phần thưởng cho việc tạo các khối mới hoặc xác thực giao dịch.

Đối với những người có kế hoạch mua tiền số thông qua khai thác, giao thức cơ chế proof-of-stake cung cấp khả năng truy xuất từ ​​thiết bị máy tính chỉ khai thác đắt tiền.