On-chain là gì? 5 nền tảng cung cấp dữ liệu on-chain nổi bật

Khi muốn đầu tư vào thị trường tiền số, việc tìm hiểu và phân tích dữ liệu on-chain là điều rất quan trọng đối với các trader. Nhờ vào việc này, họ có thể nắm bắt được xu hướng và hướng đi của thị trường, giúp họ đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả hơn. Vậy dữ liệu on-chain là gì và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng Coin5s tìm hiểu khái niệm này và khám phá tầm quan trọng của phân tích on-chain trong bài viết này nhé!

Dữ liệu on-chain là những dữ liệu liên quan đến Blockchain. Blockchain có thể được hiểu đơn giản là một chuỗi các khối chứa dữ liệu và được kết nối với nhau. Dữ liệu on-chain bao gồm:

  • Dữ liệu về khối (bao gồm phí gas, miner, thời gian,...).
  • Dữ liệu về giao dịch (ví hợp đồng, số lượng token được giao dịch,...).
  • Quá trình tương tác với Smart contract (tham gia vào việc bỏ phiếu quản trị, thêm thanh khoản,...).

Do Blockchain là nền tảng phi tập trung và hoạt động dựa trên một số lượng lớn các nút, vì vậy dữ liệu trên Blockchain không thể bị can thiệp hoặc sửa đổi. Điều này đảm bảo rằng dữ liệu on-chain là trung thực và minh bạch.

Thông tin minh bạch, chính xác

Dữ liệu On-chain có thể được coi là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất để theo dõi các hoạt động trên thị trường. Bởi vì Blockchain được thiết kế để đảm bảo tính minh bạch trong việc lưu trữ và truyền tải dữ liệu, cộng thêm với tính chất không thể thay đổi và khó thâm nhập của Blockchain, chúng ta có thể tin tưởng vào tính chính xác và khách quan của dữ liệu On-chain. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giám sát các hoạt động trên thị trường. Đặc biệt là theo dõi các hoạt động của các nhà đầu tư lớn - các cá voi - nhằm phòng tránh khả năng thao túng thị trường.

Theo dõi hành vi trên thị trường theo thời gian thực

Dữ liệu On-chain cung cấp cho chúng ta những thông tin chi tiết về hành vi của các đối tượng trên thị trường. Đặc biệt là khi theo dõi các cá voi - những nhà đầu tư sở hữu quy mô lớn về tài sản và có khả năng thao túng thị trường.

Việc theo dõi các hành vi của các cá voi trên nền tảng On-chain và có các hành động phù hợp có thể giúp anh em đạt được lợi thế trong thị trường. Vì vậy, dữ liệu On-chain đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phân tích thị trường và đưa ra quyết định đầu tư.

Giúp dự phóng và đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả

Phân tích dữ liệu còn giúp dự phóng các tình huống, giúp cho nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý.

Thông tin trên các kênh truyền thông thường không thể đáp ứng nhanh chóng được các thay đổi trên thị trường. Do đó, việc cập nhật các thông tin On-chain thường xuyên có thể giúp nhà đầu tư có khả năng dự phóng tình huống sớm hơn so với cộng đồng, từ đó có thể đưa ra quyết định nhanh và chính xác hơn.

Ví dụ, khi giá của một loại tiền tăng đột ngột, nhưng các ví lớn không có động thái bán mà tiếp tục thu mua, nhà đầu tư có thể cân nhắc mua vào chứ không phải là bán ra theo số đông.

Đối với các nền tảng DeFi, dữ liệu On-chain còn giúp nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động của dự án. Nếu sản phẩm thu hút được khối lượng giao dịch lớn và có nhiều người sử dụng, thì rất có thể Token của dự án sẽ có tiềm năng tăng giá. Ngoài ra, tương tác với các Dapp có dữ liệu On-chain tốt còn là một cơ hội để nhà đầu tư có được lợi nhuận.

Khi phân tích dữ liệu On-chain cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:

  • Yêu cầu kiến thức và kinh nghiệm: Phân tích dữ liệu On-chain là công cụ chuyên sâu. Yêu cầu người dùng có kiến thức nền tảng và góc nhìn đa chiều để đánh giá chính xác từ các thông tin thu thập được.
  • Đối chiếu nhiều nguồn thông tin: Có rất nhiều công cụ cung cấp dữ liệu On-chain trên Internet, nhưng có thể sẽ không được chính xác. Do đó, cần so sánh và đối chiếu thông tin từ nhiều nguồn để có đánh giá chính xác nhất.
  • Lưu ý đối với các dữ liệu từ Website của dự án: Các con số dự án có thể không hoàn toàn chuẩn xác, nên cần kiểm tra lại trên Blockchain Explorer của Dapp để đảm bảo tính chính xác.
  • Cập nhật thường xuyên: Thông tin trên thị trường thay đổi liên tục. Do đó cần cập nhật thông tin thường xuyên để đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác.

Dưới đây mình sẽ cung cấp cho các bạn một số Case Study về các ích lợi của việc phân tích dữ liệu On-chain trong quá trình đầu tư:

Phân tích dữ liệu On-chain Sushi

Để phân tích dữ liệu On-chain về nền tảng SushiSwap và token SUSHI, một case study đã được thực hiện vào ngày 26/05 và kết luận như sau:

  • Sản phẩm AMM của Sushi hoạt động rất tốt, doanh thu tăng gấp 5 lần trong bối cảnh thị trường biến động mạnh.
  • Sushi đang phát triển sản phẩm Multi-chain sang nhiều nền tảng khác như Polygon hay Fantom.
  • Lực bán token SUSHI vẫn đang rất lớn và được đẩy lên trên sàn giao dịch tập trung Coinbase tăng mạnh.

Lực bán token SUSHI vẫn đang rất lớn

Lực bán token SUSHI vẫn đang rất lớn

Dựa trên những kết luận trên, anh em có thể đưa ra các quyết định như sau:

  • Trong bối cảnh doanh thu của nền tảng đang tăng mạnh, các Liquidity Provider sẽ nhận được nhiều lợi ích và đây là cơ hội để cung cấp thanh khoản để nhận một phần doanh thu đang tăng trưởng mạnh.
  • Với áp lực bán mạnh, cần cân nhắc cơ cấu lại vốn cho SUSHI thay vì bắt đáy token tại thời điểm đó.

Phân tích dữ liệu On-chain ALICE

Trong case study tiếp theo, chúng ta sẽ phân tích On-chain của token ALICE để dự đoán dòng tiền trong tương lai.

Dựa trên dữ liệu On-chain, ta có thể rút ra kết luận sau:

  • Chương trình bán đất NFT đã giúp cho ALICE và Chromia thu hút được thêm nhiều nhà đầu tư. Số lượng TVL trên các Pool Staking ALICE tăng mạnh, tạo ra một lượng lớn nhu cầu đặc biệt trong điều kiện thị trường ổn định.
  • Tuy nhiên, dữ liệu On-chain cũng cho thấy rằng phần lớn khối lượng giao dịch của ALICE hiện đang diễn ra trên sàn Binance. Điều này sẽ gây áp lực bán lớn đối với ALICE khi thị trường biến động mạnh.
  • Các Top Holder đã tăng tổng số lượng Token ALICE của họ lên tới 34% so với tháng trước.

Các Top Holder đã tăng tổng số lượng Token ALICE lên tới 34%

Các Top Holder đã tăng tổng số lượng Token ALICE lên tới 34%

Dựa trên những dữ liệu này, chúng ta có thể đưa ra dự đoán về dòng tiền như sau:

  • Chương trình bán đất đã giúp tăng nhu cầu về token ALICE, nhưng có thể chỉ trong thời gian ngắn do phần lớn khối lượng giao dịch vẫn đang diễn ra trên sàn Binance. Và có thể sẽ có áp lực bán khi chương trình kết thúc hoặc thị trường giảm sút mạnh.
  • Các Top Holder vẫn đang trong giai đoạn tích lũy, nhưng tổng số lượng token tích lũy thêm so với tổng số circulating supply khoảng 17,4 triệu token của ALICE khá thấp.
  • Và với tình hình thị trường hiện tại, chúng ta hoàn toàn có thể chờ đợi để có cơ hội mua vào tốt hơn, đặc biệt khi trong tháng 6, có khả năng xuất hiện xu hướng NFT khi CZ ra mắt NFT Marketplace.

Phân tích dữ liệu On-chain KP3R

Cuối cùng, mình xin giới thiệu với anh em một trường hợp nghiên cứu khác là việc tái cơ cấu phần vốn đối với KP3R thông qua việc phân tích On-chain. Kết quả phân tích cho thấy:

  • Dự án không thu hút được nhiều Developers mới tham gia trên nền tảng.
  • Token Use Case và Model hiện tại khó có thể giúp giá tăng mạnh, chỉ có thể duy trì ở mức ổn định.
  • Token KP3R đang được phân phối rộng rãi trên các sàn giao dịch, đây là dấu hiệu tiêu cực và có thể ảnh hưởng đến giá khi thị trường biến động mạnh.

Từ đó, chúng ta có thể xem xét tái cơ cấu phần vốn đầu tư đối với KP3R. Mặc dù thị trường khá tốt, giá token không có dấu hiệu tích cực.

Phân tích dữ liệu On-chain KP3R

Phân tích dữ liệu On-chain KP3R

Phân tích dữ liệu On-chain rất đa dạng và không có quy chuẩn nhất định nào. Tuy nhiên, sau đây là một số thông tin/chỉ số theo mình đánh giá là quan trọng và dễ tra cứu nhất mà bạn có thể tham khảo:

  • Total Value Locked (TVL): Đây là số tài sản đang được staking trong một giao thức DeFi. Thông qua khối lượng TVL trong mạng lưới, nếu TVL càng cao chứng tỏ dự án đó rất tốt, được nhiều nhà đầu tư sử dụng và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.
  • Thông tin ví team Dev, Investor, Miner: Hầu hết các thông tin này sẽ được công khai. Thông qua thông tin này, bạn có thể biết được đội ngũ phát triển, nhà đầu tư có gom, xả token không? Qua đó đánh giá được có nên đầu tư hay không? Hoặc những đồng coin đào như BTC thì cần quan tâm tới cả ví của những Miner (thợ đào). Bởi hành vi mua bán của họ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường.
  • Lượng token đẩy lên các sàn: Khi một token liên tục được đẩy lên các sàn giao dịch tập trung như Binance, Coinbase… thì rất có thể chúng ta sẽ chứng kiến một đợt điều chỉnh hoặc tệ hơn là một đợt bán tháo. Trong khi đó, nếu token đó được rút ra khỏi sàn nhiều thì sẽ là tín hiệu tích cực.
  • Lượng Stablecoin được đẩy lên các sàn: Với stablecoin thì ngược lại. Vì khi stablecoin trên sàn có sẵn thì là dấu hiệu cho thấy niềm tin vào thị trường tích cực. Nhiều nhà đầu tư đang sẵn sàn “bắt đáy” hoặc “chuẩn bị mua vào”. Ngược lại, nếu stablecoin được rút ra nhiều chứng tỏ nhà đầu tư đang rất tiêu cực.

Santiment

Santiment là một nền tảng cung cấp dữ liệu on-chain cho thị trường tiền số. Điều đặc biệt của Santiment là dữ liệu của họ đã được xử lý và làm sạch rất kỹ, do đó độ tin cậy khá cao. Họ thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn tin tức realtime và xử lý chúng để đưa ra cho người dùng những thông tin on-chain đầy hấp dẫn và dễ hiểu.

Biểu đồ trực quan 1 insight về dữ liệu của BTC | Nguồn: Santiment

Biểu đồ trực quan 1 insight về dữ liệu của BTC | Nguồn: Santiment

Bên cạnh dữ liệu on-chain, Santiment còn cung cấp báo cáo phân tích về nhữngnhững thông tin xã hội, đó là các thông tin mật thiết liên quan tới biến động giá mỗi ngày. Tất cả những thông tin này giúp cho nhà đầu tư tiền số có thể nắm bắt được tình hình thị trường một cách chính xác và nhanh chóng.

Dune Analytics

Dune Analytics là một nền tảng cung cấp công cụ phân tích và nghiên cứu dữ liệu on-chain. Không chỉ sử dụng dữ liệu sẵn có, người dùng còn có thể tự mình thống kê và tạo biểu đồ để có các insight riêng. Nền tảng cung cấp cho người dùng nhiều công cụ hỗ trợ truy vấn, trích xuất và trực quan hoá để giúp cho việc phân tích dữ liệu này.

Ngoài ra, người dùng còn có thể tham khảo các project phân tích on-chain của người khác trên dashboard để tìm kiếm những insight hữu ích. Một số insight đơn giản và dễ hiểu cũng được cung cấp để giúp người dùng tiếp cận dữ liệu một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý rằng các dữ liệu và biểu đồ trực quan được đăng tải trên Dashboard của Dune có thể không hoàn toàn chính xác. Vì vậy, cần lựa chọn và kiểm tra thông tin trước khi đưa ra phân tích và quyết định.

Dune Analytics là nền tảng phân tích dữ liệu on-chain nổi bật | Nguồn: Dune Analytics

Dune Analytics là nền tảng phân tích dữ liệu on-chain nổi bật | Nguồn: Dune Analytics

Messari

Messari là một nền tảng hữu ích dành cho các anh em muốn tìm kiếm thông tin về những dự án, blockchain khác nhau trên thị trường tiền số. Bên cạnh các tính năng xem dữ liệu on-chain như địa chỉ ví, giá, và sàn giao dịch, Messari cung cấp một gói dịch vụ đặc biệt trị giá 29 USD/tháng cho người dùng.

Khi đăng ký gói dịch vụ này, người dùng sẽ có thể truy cập được vào những bài nghiên cứu chuyên sâu hằng tuần của Messari, kiểm tra dữ liệu on-chain của các sàn giao dịch, và tìm hiểu về những sự kiện quan trọng trên thị trường tiền số. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin, anh em cần phải xem xét và kiểm tra kỹ trước khi sử dụng các dữ liệu được cung cấp trên Messari.

Phân tích dữ liệu on-chain về địa chỉ ví BTC đang hoạt động | Nguồn: Messari

Phân tích dữ liệu on-chain về địa chỉ ví BTC đang hoạt động | Nguồn: Messari

CryptoQuant

CryptoQuant là một trong các nền tảng phân tích dữ liệu on-chain phổ biến và sử dụng đơn giản nhất hiện nay. Cung cấp cho người dùng khả năng theo dõi dữ liệu on-chain của nhiều loại tiền điện tử như Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), các altcoin lớn như AAVE, UNI, LINK cùng các stablecoin trên thị trường.

Có 3 chỉ số nổi bật của CryptoQuant giúp người dùng đầu tư hiệu quả hơn. Chỉ số Exchanges Flows cho biết sự chênh lệch giữa dòng tiền nạp và rút của các loại tiền số trên các sàn giao dịch. Chỉ số Miners’ Position Index (MPI) cho chúng ta biết tỷ lệ đồng BTC rời ví thợ nào so với mức trung bình trong năm. Và chỉ số Flow Indicator dự báo giá trị của BTC, giúp các trader tự tin ra vào lệnh.

Ngoài ra, CryptoQuant cung cấp nhiều dữ liệu on-chain quan trọng khác như dữ liệu on-chain về miner, long term holder, short term holder. Với cách sử dụng đơn giản và mức giá đa dạng, người dùng có thể xem xét việc dùng công cụ CryptoQuant để nắm bắt biến động thị trường và ra quyết định đầu tư một cách tự tin.

Biểu đồ trực quan dữ liệu on-chain của BTC trên các sàn | Nguồn: CryptoQuant

Biểu đồ trực quan dữ liệu on-chain của BTC trên các sàn | Nguồn: CryptoQuant

Glassnode

Glassnode là nền tảng cung cấp dữ liệu on-chain nổi ttiếng. Được sử dụng rộng rãi trong giới đầu tư và phân tích thị trường tiền số hiện nay. Dữ liệu mà Glassnode cung cấp giúp các nhà đầu tư, trader và phân tích thị trường đánh giá và xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của bất kỳ loại tiền số nào.

Ngoài ra, Glassnode còn hỗ trợ người dùng tạo nhiều trang tổng quan để thêm các chỉ số ưa thích của mình cho các đồng tiền có trong danh sách của nền tảng. Bên cạnh đó, Glassnode cũng cung cấp chuyên mục phân tích on-chain hàng tuần, giúp các nhà đầu tư cập nhật xu hướng thị trường mới nhất dựa vào dữ liệu on-chain. Với sự hỗ trợ này, người dùng có thể dễ dàng tìm hiểu và đưa ra quyết định đầu tư hợp lý và chính xác hơn.

Dữ liệu Onchain hiện nay được xem là một trong những nguồn thông tin quan trọng nhất giúp các nhà đầu tư, trader, phân tích thị trường đưa ra quyết định chính xác và hiệu quả hơn. Với sự hỗ trợ từ nền tảng Glassnode, các nhà đầu tư/trader/phân tích thị trường có thể dễ dàng tiếp cận với các chỉ số thống kê, cập nhật những thông tin mới nhất về các loại tiền số và đưa ra những quyết định đúng đắn.

Tổng số lượng ví BTC đang hoạt động | Nguồn: Glassnode

Tổng số lượng ví BTC đang hoạt động | Nguồn: Glassnode

Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả công cụ này, người dùng cần có kiến thức và kinh nghiệm phân tích ở một trình độ nhất định. Điều này đặc biệt quan trọng để tránh sai sót trong quá trình đưa ra quyết định, đồng thời giúp tăng cơ hội thu lợi nhuận.