Lightning Network là gì? Cách Lightning Network hoạt động
1. Lightning Network là gì?
1. Lightning Network là gì?
Lightning Network là một giải pháp Layer 2 cho Bitcoin, được phát triển để tăng tốc độ và giảm phí giao dịch trên mạng lưới Bitcoin.
Whitepaper của Lightning Network xuất bản vào năm 2016 và chính thức bước vào hoạt động vào năm 2018. Đây là một trong những dự án Layer 2 của Bitcoin đầu tiên trên thị trường tiền số.
Vào năm 2015, khi có nhiều blockchain khác ngoài Bitcoin, Joseph Poon và Tadge Dryja nhận ra rằng mạng lưới Bitcoin đang gặp khó khăn về tốc độ giao dịch và phí so với các blockchain khác. Vì vậy, vào tháng 2/2015, họ bắt đầu nghiên cứu để giải quyết vấn đề này.
Dựa trên whitepaper của Bitcoin và các tài liệu liên quan, vào tháng 1/2016, họ đã thành công ra mắt whitepaper của Lightning Network với tên "The Bitcoin Lightning Network". Whitepaper này tập trung vào vấn đề của Bitcoin và cách giải quyết thông qua mô hình off-chain.
2. Mô hình hoạt động của Lightning Network
2. Mô hình hoạt động của Lightning Network
Mô hình hoạt động của Lightning Network được lấy cảm hứng từ cơ chế P2P của Bitcoin, trong đó các giao dịch giữa hai bên diễn ra trực tiếp và không có sự can thiệp từ bên thứ ba. Các giao dịch trên Lightning Network được thực hiện qua các kênh thanh toán.
Các kênh thanh toán này cho phép xử lý giao dịch mà không cần chờ đợi sự xác thực từ các máy đào hoặc nút, giúp tăng tốc độ hoàn thành. Hình thức này được gọi là giao dịch ngoài chuỗi (off-chain). Khi giao dịch trong kênh thanh toán hoàn thành, Lightning Network tổng hợp dữ liệu từ nhiều kênh khác nhau và gửi chúng xuống mạng lưới Bitcoin để lưu trữ trong các khối.
Để mở một kênh thanh toán, hai bên tham gia giao dịch cần đặt một số Bitcoin nhất định vào. Sau đó, họ có thể tự do thực hiện một hoặc nhiều giao dịch. Khi giao dịch hoàn tất, hai bên có thể đóng kênh và nhận lại số Bitcoin đã đặt. Phí giao dịch trên Lightning Network thấp, chỉ khoảng 0.001 USD mỗi giao dịch.
Với mô hình hoạt động của Lightning Network, mạng lưới Bitcoin có thể xử lý nhanh các giao dịch nhỏ mà không tốn nhiều thời gian. Nếu không có Lightning Network, các giao dịch nhỏ này có thể làm tắc nghẽn mạng và làm chậm lại các giao dịch lớn, đặc biệt là trong bối cảnh BRC-20 và Ordinals trở nên phổ biến.
Ngoài ra, Lightning Network sử dụng hợp đồng thông minh trong các kênh thanh toán để đảm bảo công bằng cho cả hai bên và giảm thiểu rủi ro lừa đảo.
Mô hình hoạt động của Lightning Network
3. Hạn chế của Lightning Network là gì?
3. Hạn chế của Lightning Network là gì?
Dù Lightning Network mang lại nhiều ưu điểm cho mạng lưới Bitcoin, nhưng dự án vẫn mang theo những rủi ro có thể ảnh hưởng đến tài sản của người dùng. Đặc biệt, Lightning Network có thể bị tấn công bằng các phương thức sau:
- Griefing attack: Kẻ tấn công tạo ra nhiều giao dịch đồng thời trên một kênh thanh toán, gây tắc nghẽn và làm kẹt tài sản của người dùng trong thời gian dài.
- Flood & loot: Kẻ tấn công tạo ra nhiều yêu cầu nhận tài sản trên Lightning Network cùng một lúc. Số lượng yêu cầu lớn này làm tắc nghẽn mạng, kẻ tấn công lợi dụng cơ hội này để lấy cắp tài sản trong quá trình yêu cầu.
- Pinning attack: Kẻ tấn công đóng kênh ngay khi giao dịch được thực hiện, để gây tắc nghẽn và giữ tài sản của họ mà không bị mất.
- Time-dilation attack: Kẻ lừa đảo tạo ra nhiều kênh để gây tắc nghẽn mạng, sau đó thực hiện các hành vi lừa đảo trong các kênh mà không bị phát hiện.
Ngoài ra, Lightning Network hiện chỉ có một hệ sinh thái nhỏ, với ít ứng dụng phân phối (dApp). Số lượng Bitcoin lưu thông trên Lightning Network cũng hạn chế, chỉ khoảng 5,000 BTC vào thời điểm 2/2024.
Trong khi đó, số lượng Bitcoin được giao dịch trên mạng lưới Ethereum là ba lần số lượng trên Lightning Network, với 15,000 WBTC.
*Vì token BTC không tương thích trực tiếp với mạng lưới Ethereum, nên phải sử dụng wrapped token WBTC với tỷ lệ 1:1 BTC.
4. Token của Lightning Network là gì?
4. Token của Lightning Network là gì?
Ban đầu, mục tiêu của Mạng Lightning là giải quyết các vấn đề của Bitcoin, vì vậy dự án vẫn chưa có kế hoạch phát hành token.
5. Roadmap và cập nhật
5. Roadmap và cập nhật
Dưới đây là các sự kiện quan trọng của Lightning Network:
- 1/2016: Phát hành whitepaper về Lightning Network.
- 28/12/2017: Ghi nhận giao dịch đầu tiên trên Lightning Network.
- 8/2018: Integrate một số ví Web3 như Eclair Wallet, Zap Wallet, BlueWallet…
- 9/2021: Quốc gia El Salvador bắt đầu sử dụng Lightning Network cho thanh toán Bitcoin.
- 2023: Nhiều dự án bắt đầu sử dụng cổng thanh toán Bitcoin qua Lightning Network, bao gồm Xapo Bank, Lightspark, ZEBEDEE…
6. Đội ngũ dự án và nhà đầu tư của Lightning Network
6. Đội ngũ dự án và nhà đầu tư của Lightning Network
Đội ngũ dự án
Đội ngũ của dự án Lightning Network gồm những cá nhân từ Lightning Labs, bao gồm:
- Thaddeus Dryja: Người sáng lập và kỹ sư tại Lightning Labs. Trước đó, ông là người sáng lập quỹ đầu tư Mirror.
- Joseph Poon: Đồng sáng lập tại Lightning Labs. Trước khi tham gia Lightning Labs, ông cũng đã là người sáng lập mạng lưới OMG.
Đội ngũ của dự án Lightning Network
Nhà đầu tư
Lightning Network đã hoàn thành một vòng huy động vốn vào ngày 15/3/2018. Cụ thể, nhóm đã thu được thành công 2.5 triệu USD từ vòng đầu tư Seed, với sự tham gia của các nhà đầu tư như Digital Currency Group, Kevin Hartz, Jack Dorsey...
7. Tương lai của Lightning Network
7. Tương lai của Lightning Network
Từ đầu bài viết, chúng ta nhận thấy việc sử dụng Lightning Network đang ngày càng được phổ biến hơn. Mặc dù giá trị của nó vẫn thấp hơn so với các phương thức thanh toán truyền thống, nhưng điều này đánh dấu một bước tiến lớn cho một giải pháp mới chỉ mới ra đời vài năm. Điều này có thể thúc đẩy việc thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ thông qua các ứng dụng...
Một điều đáng mừng khác là sự gia tăng của các sàn giao dịch tiền điện tử hỗ trợ mạng Lightning. Điều này có thể mở rộng phạm vi tiếp cận của nó đến với nhiều người dùng hơn. Với sự phát triển của Lightning Network, chúng ta có thể kỳ vọng sẽ có nhiều sự tích hợp hơn của mạng Layer 2 này trong tương lai.