Token là gì? Token khác Coin như thế nào?

Token là một thuật ngữ rất phổ biến trong thị trường tiền số. Cùng sự phổ biến và những điểm tương đồng nên Token rất dễ bị nhầm lẫn với Coin. Hầu hết các nhà giao dịch đều cảm thấy chúng không có sự khác biệt quá nhiều, những về mặt kỹ thuật thì nó lại khác nhau rõ ràng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiều về khái niệm Token là gì? Cách chúng được tạo ra và sử dụng trong hệ sinh thái tiền số.

Token hay còn gọi là mã thông báo là một đồng tiền số được tạo ra và hoạt động trên Blockchain của các dự án có sẵn. Token không sở hữu Blockchain riêng, và không có cơ sở hạ tầng độc lập.

Mỗi token được tạo ra sẽ có mục đích hoàn toàn khác nhau. Một số mục đích của Token thường được sử dụng như làm phương tiện thanh toán, trao đổi, lưu trữ giá trị, làm phần thưởng hoặc làm đại diện cho một tài sản hoặc tiện ích.

Token thường được tạo bằng cách sử dụng quy trình gọi là Initial Coin Offering (ICO), cho phép các công ty huy động vốn bằng cách phát hành Token mới cho các nhà đầu tư để đổi lấy tiền số hoặc tiền tệ pháp định. Sau khi ICO hoàn tất, các Token sẽ được list lên sàn giao dịch tiền số.

Mỗi loại Token có những đặc điểm và chức năng riêng. Hiện nay, trên thị trường có 05 loại Token phổ biến: Utility tokens, Security tokens, Payment tokens, Governance Tokens, và Non-fungible Tokens.

  • Utility Tokens: Đây là những Token được sử dụng để truy cập sản phẩm hoặc dịch vụ do nhà phát hành cung cấp. Ví dụ: trong mạng Ethereum, ERC-20 là mã thông báo tiện ích được sử dụng để truy cập các ứng dụng phi tập trung (DApps) được xây dựng trên chuỗi khối Ethereum. Ví dụ về mã thông báo tiện ích bao gồm Binance Coin (BNB) và Maker (MKR).
  • Security Token: Đây là những Token đại diện cho quyền sở hữu đối với một tài sản, chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu hoặc bất động sản. Mã thông báo bảo mật tuân theo các quy định về chứng khoán và phải được đăng ký với các cơ quan quản lý có liên quan.  Ví dụ về mã thông báo bảo mật bao gồm Polymath (POLY) và tZERO (TZRO).
  • Payment Tokens: Đây là những Token được sử dụng làm phương tiện trao đổi, tương tự như các loại tiền tệ truyền thống. Ví dụ như Bitcoin (BTC), Litecoin (LTC), Ethereum (ETH), …Giống như loại tiền tệ fiat, Payment Token có giá trị tăng hoặc giảm theo quy luật cung và cầu của người dùng. Khi nhu cầu lớn và lượng cung thấp hơn thì giá trị token sẽ tăng, ngược lại khi nhu cầu thấp hơn mà lượng cung lớn thì lại giảm giá trị.
  • Governance Tokens: Đây là những Token được sử dụng để tham gia vào việc quản trị một tổ chức hoặc nền tảng phi tập trung. Những người nắm giữ Token quản trị có thể bỏ phiếu cho các quyết định và đề xuất quan trọng liên quan đến nền tảng. Token quản trị thường được sử dụng trong các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) và các loại nền tảng phi tập trung khác. Ví dụ về Token quản trị bao gồm Compound (COMP) và Uniswap (UNI).
  •  Non-fungible Tokens:  Đây là những Token được sử dụng để mã hóa cho một loại tài sản. Có rất nhiều trường hợp cần sử dụng đến NFT như: một tài sản kỹ thuật số trong game, một tác phẩm nghệ thuật được mã hóa để người dùng sưu tầm hoặc thậm chí là các vật thể trong thế giới thực. Các NFT được tạo ra đã hoàn toàn giải quyết các vấn đề về quyền và sở hữu các tài sản. Ví dụ về NFT như Axie Infinity (AXS), Decentraland (MANA),...

Phân loại Token | Nguồn: luatvietnam

Ethereum là nền tảng phổ biến nhất hiện nay để tạo Token, chủ yếu là do tính năng hợp đồng thông minh của nó. Các Token được tạo trên blockchain của Ethereum đều được tuẩn theo một số tiêu chuẩn đã được phát triển để cung cấp cách tiếp cận chuẩn hóa cho việc tạo và quản lý Token.

  • Tiêu chuẩn ERC-20: Đây là tiêu chuẩn Token được sử dụng rộng rãi nhất trên chuỗi khối Ethereum. Nó cung cấp một bộ quy tắc và hướng dẫn để tạo và quản lý mã thông báo.
  • Tiêu chuẩn ERC-721: Đây là tiêu chuẩn Token được sử dụng để tạo Non-fungible Tokens (NFT), là tài sản số duy nhất không thể đổi lấy mã thông báo khác.
  • Tiêu chuẩn BEP-20: Đây là tiêu chuẩn Token được sử dụng trên Chuỗi thông minh Binance và tương tự như ERC-20.

Ngoài blockchain của Ethereum, các blockchain khác như NEO, TRON,… đều có thể tạo được các token tương tự. Token được tạo trên blockchain của NEO sẽ được phát triển theo tiêu chuẩn NEP-5, Token được tạo trên blockchain của TRON sẽ được phát triển theo tiêu chuẩn TRC20.

Ưu điểm của Token 

Token có nhiều ưu điểm, trong đó đáng chú ý nhất là:

  • Phân quyền: Token cho phép phân quyền và quản lý quyền sở hữu tài sản số một cách minh bạch và chính xác. Điều này giúp tránh gian lận và giảm thiểu rủi ro cho các bên tham gia.
  • Đa dạng và linh hoạt: Token có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trên nền tảng blockchain, từ thanh toán cho các giao dịch đến tài trợ cho các dự án và sở hữu tài sản số.
  • Tính tiện lợi: Việc sử dụng token cho thanh toán và chuyển khoản không phụ thuộc vào bất kỳ ngân hàng hay cơ quan trung gian nào, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dùng.
  • An toàn và bảo mật: Các giao dịch bằng token được mã hóa bằng các thuật toán mật mã học chắc chắn, giúp bảo vệ thông tin cá nhân và tài sản của người dùng.
  • Tiềm năng tăng giá trị: Các token của một dự án blockchain có thể được giao dịch trên các sàn giao dịch tiền số và có thể tăng giá trị theo thời gian, giúp các nhà đầu tư đạt được lợi nhuận.

Tóm lại, Token mang lại nhiều ưu điểm cho người dùng và có tiềm năng phát triển trong tương lai, đặc biệt là trong lĩnh vực blockchain và tiền số.

Ưu điểm của Token

Các ưu điểm của Token

Nhược điểm của Token 

Bên cạnh các ưu điểm đầy nổi bật được kể ở trên, Token vẫn còn có một số nhược điểm nhất định khi sử dụng mà bạn nên biết, cụ thể:

  • Hiệu lực của mã OTP Token thường có thời gian khá ngắn, chỉ dao động từ 1 đến 2 phút/mã.
  • Khi sdungf máy Token, người dùng tuyệt đối không được để quên hoặc mất nhằm tránh ánh hưởng tới quá trình thực hiện giao dịch.

Nhà đầu tư có thể sở hữu token qua nhiều hình thức khác nhau. 

  • Mua trực tiếp từ các đợt ICO của các dự án. Ưu điểm ở hình thức này là giá khá rẻ. Tuy nhiên, để có nhiều lợi nhuận bạn cần có khả năng phân tích dự đoán để mua được những dự án tiềm năng. Sau khi đã mua được các token trên, cần chờ các token này phát hành trên các sàn giao dịch, lúc này có thể thực hiện được các giao dịch mua bán những token của mình.
  • Một hình thức khác có thể mua token là mua trực tiếp trên sàn giao dịch sau khi các đợt phát hành công chúng. Những sản giao dịch bạn có thể mua được token như: Bittrex, Binance, Huobi, Kucoin, Coss, …Mua trực tiếp trên sàn giao dịch phi tập trung như Bancor, EtherDelta, Kyber Network,…

Qua khái niệm trên, chúng ta có thể biết Coin và Token đều đại diện cho một giá trị như tiền tệ fiat. Nhưng sự khác biệt quan trọng nhất đó là Coin có giá trị như một dạng tiền và có nền tảng blockchain riêng. Còn token chỉ là một mã thông báo được ấn định giá trị và tồn tại trên một nền tảng blockchain khác.

Khác biệt giữa Coin và Token | Nguồn: topforexvn