Hyperlane là gì? Giải pháp chuyển dữ liệu giữa các blockchain khác nhau

Hyperlane là một giao thức tiên phong cho phép các ứng dụng phi tập trung (dApp) truyền tải dữ liệu linh hoạt giữa nhiều hệ sinh thái blockchain khác nhau. Với khả năng tương thích trên hơn 10 mạng lưới, Hyperlane đang mở rộng khả năng kết nối và tương tác xuyên chuỗi một cách mượt mà. Vậy điều gì khiến giao thức này trở nên nổi bật trong số các giải pháp cross-chain hiện nay? Hãy cùng Coin5s khám phá chi tiết về Hyperlane trong bài viết dưới đây nhé!
Hyperlane là gì? Giải pháp chuyển dữ liệu giữa các blockchain khác nhau

Hyperlane là một giao thức cross-chain được thiết kế nhằm tối ưu hóa việc truyền tải dữ liệu giữa các blockchain khác nhau. Không giống như nhiều giải pháp liên chuỗi hiện tại, Hyperlane nổi bật với khả năng truyền dữ liệu thông qua API, đồng thời cho phép các ứng dụng phi tập trung (dApp) tự thiết lập hệ thống xác thực riêng biệt phù hợp với nhu cầu bảo mật của mình.

Với Hyperlane, các nhà phát triển không chỉ có thể chuyển token mà còn có thể truyền bất kỳ loại dữ liệu nào giữa các chain, tạo điều kiện để xây dựng các ứng dụng chuỗi chéo linh hoạt hơn. Nhờ đó, người dùng có thể tương tác với dApp trên bất kỳ mạng blockchain nào mà không bị giới hạn bởi hạ tầng gốc của ứng dụng.

  • Tích hợp API linh hoạt:Hyperlane cung cấp API on-chain thân thiện với nhà phát triển, cho phép tích hợp trực tiếp vào các ứng dụng phi tập trung (dApp). Với cơ chế truyền tải tin nhắn liên chuỗi (Interchain Messaging), việc gửi thông điệp đến một smart contract đã triển khai chỉ mất vài phút thao tác – đơn giản và nhanh chóng.
  • Tùy chỉnh bộ xác thực (Validator Set): Hyperlane cho phép các dApp thiết lập và sử dụng bộ xác thực riêng, tăng cường tính kiểm soát và mức độ bảo mật cho hệ thống tùy theo nhu cầu của từng ứng dụng.
  • Theo dõi và xử lý tin nhắn: Không chỉ dừng lại ở việc truyền tải, Hyperlane còn cung cấp khả năng giám sát quá trình xử lý tin nhắn và phản hồi kịp thời khi thông điệp được xác nhận trên chuỗi đích. Điều này giúp các dApp chủ động hơn trong quá trình tương tác đa chuỗi.
  • Hỗ trợ đa chuỗi mạnh mẽ: Với khả năng kết nối và tương tác với hơn 10 blockchain phổ biến hiện nay như Ethereum, Solana, Polygon, BNB Chain, Avalanche, Arbitrum, Optimism, Celo, Scroll… Hyperlane đóng vai trò là cầu nối linh hoạt giúp các dApp hoạt động liền mạch trong môi trường đa chuỗi.

Hyperlane được thiết kế với kiến trúc gồm ba thành phần cốt lõi: Mailbox, mô-đun bảo mật liên chuỗi (gồm Validator và Watchtower), cùng với Relayer. Mỗi phần đảm nhận một chức năng riêng biệt nhằm đảm bảo việc truyền tải thông điệp giữa các blockchain diễn ra an toàn và hiệu quả.

  • Mailbox là nơi tiếp nhận và gửi các thông điệp giữa các mạng blockchain khác nhau, đóng vai trò trung gian giao tiếp.
  • Hệ thống bảo mật liên chuỗi (Interchain Security Module) với các node xác thực như Validator và Watchtower, chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của thông điệp.
  • Relayer đóng vai trò vận chuyển: khi một thông điệp được gửi từ Chain A, Relayer sẽ trích xuất dữ liệu từ Mailbox tại Chain A và truyền nó đến Mailbox của Chain B.

Mô hình hoạt động của Hyperlane

Mô hình hoạt động của Hyperlane

Quy trình xử lý giao dịch:

Khi một giao dịch phát sinh trên Chain A, nó sẽ được ghi lại tại Mailbox của mạng này. Tại đây, thông điệp có thể được kiểm tra và xác thực bởi Validator hoặc Watchtower – hai cơ chế đảm bảo an toàn của mạng.

Sau khi được xác minh, Relayer sẽ tiếp quản, chuyển thông điệp sang Mailbox của Chain B. Ngoài việc vận chuyển dữ liệu, Relayer còn thực hiện thu phí từ người gửi và xử lý phần chi phí gas, giúp đơn giản hóa trải nghiệm người dùng khi tương tác giữa các blockchain.

Hyperlane mang lại giải pháp truyền thông điệp xuyên chuỗi một cách linh hoạt và bảo mật, mở đường cho các ứng dụng Web3 đa chuỗi vận hành mượt mà hơn trong tương lai.

Hyperlane đã nhanh chóng khẳng định vai trò là một lớp kết nối xuyên chuỗi hiệu quả khi được triển khai trên nhiều blockchain và ứng dụng phi tập trung (dApp). Dưới đây là một số cái tên nổi bật đang ứng dụng giải pháp của Hyperlane:

  • Celestia: Một blockchain dạng mô-đun tập trung vào lớp dữ liệu khả dụng, Celestia tối ưu khả năng mở rộng bằng cách tách biệt phần thực thi khỏi cơ chế đồng thuận – một hướng đi mới mẻ giúp giảm tải cho chuỗi chính và tăng hiệu suất xử lý.
  • Karak: Với cơ chế restaking, Karak cho phép các nhà phát triển tái sử dụng bảo mật từ Ethereum mà không cần xây dựng mạng lưới xác thực riêng. Đây là bước tiến quan trọng trong việc đơn giản hóa quy trình khởi tạo dự án mới.
  • Movement: Framework mô-đun này được phát triển dựa trên ngôn ngữ Move, mang đến giải pháp linh hoạt để xây dựng các blockchain có khả năng mở rộng cả theo chiều dọc và chiều ngang. Movement cũng hỗ trợ khả năng tích hợp liền mạch với Avalanche và các hệ sinh thái khác.
  • Aave: Nền tảng lending DeFi nổi tiếng, cho phép người dùng tiếp cận các dịch vụ vay và cho vay tài sản kỹ thuật số một cách phi tập trung thông qua các pool thanh khoản. Việc tích hợp Hyperlane giúp Aave mở rộng sang nhiều mạng lưới hơn với tính tương tác cao.
  • EigenLayer: Dự án tiên phong đưa khái niệm Restaking vào thực tế, EigenLayer cung cấp nền tảng để tối ưu và tái cấu trúc lại bảo mật trong hệ sinh thái đa chuỗi – giải quyết bài toán phân tán bảo mật vốn là thách thức lớn của các blockchain hiện tại.

Tổng quan về dự án

Hyperlane là một giao thức hướng tới việc xây dựng nền tảng nhắn tin xuyên chuỗi (interoperable messaging). Trong hệ sinh thái này, token HYPER đóng vai trò trung tâm, hỗ trợ vận hành và bảo mật hệ thống một cách linh hoạt.

Thông số cơ bản của HYPER

  • Tên token: HYPER
  • Mạng lưới triển khai: Đang cập nhật
  • Smart Contract: Sẽ được công bố trong thời gian tới
  • Tổng cung tối đa: 1 tỷ HYPER

Cơ chế phân bổ token HYPER

Phân phối token được thiết kế để đảm bảo sự cân bằng giữa cộng đồng, nhà phát triển, nhà đầu tư và các đối tác chiến lược. Cụ thể:

  • Expansion Rewards – 25,5%: Bao gồm 6,25% phân bổ qua hình thức airdrop, với 5,31% dành riêng cho người dùng đạt điều kiện.
  • Staking Rewards – 20%: Trả dần trong vòng 25 năm, khuyến khích đóng góp bảo mật mạng lưới.
  • Strategic Launch Provision – 11,52%: Gồm 1,2% airdrop cho các đối tác hệ sinh thái.
  • Đội ngũ sáng lập – 25%: Bắt đầu mở khóa sau 1 năm và phân phối dần theo thời gian.
  • Foundation Treasury – 7,11%: Khoá trong 6 tháng, sau đó giải ngân trong vòng 30 tháng.
  • Nhà đầu tư giai đoạn đầu – 10,87%: Lịch trình mở khóa tương tự nhóm sáng lập.

HYPER dùng để làm gì?

Token HYPER không chỉ là phương tiện thanh toán mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của Hyperlane:

  • Thưởng cho người gửi thông điệp xuyên chuỗi.
  • Khuyến khích staking thông qua phần thưởng bảo vệ mạng ISM.
  • Cung cấp stHYPER (phiên bản stake) có thể sử dụng trong hệ sinh thái.
  • Chương trình HYPERStreak: Người dùng giữ stHYPER lâu dài sẽ nhận được phần thưởng staking tăng cường lên đến 1,6 lần.
  • Góp phần mở rộng và bảo mật mạng lưới.
  • Tham gia đấu giá phí giao dịch thu được.
  • Hỗ trợ thanh khoản và phát triển thị trường HYPER.

Lộ trình phát triển

Tính đến hiện tại, dự án vẫn chưa công bố roadmap cụ thể. Coin5s sẽ cập nhật ngay khi có thông báo chính thức từ đội ngũ phát triển.

Đội ngũ sáng lập và phát triển

Hyperlane quy tụ những cái tên nổi bật trong lĩnh vực blockchain:

  • Đồng sáng lập: Asa Oines, Nam Chu Hoai, Jon Kol, Zaki Manian, Morgan Beller
  • Kỹ sư kỹ thuật: Yorke Rhodes, Trevor Porter, Mattie Conover
  • Phát triển sản phẩm: Nosleepjon, Jen Aprahamian

Ai đã đầu tư vào Hyperlane?

Hyperlane đã kêu gọi thành công 18,5 triệu USD trong vòng gọi vốn Seed Round. Những cái tên nổi bật hậu thuẫn dự án bao gồm: Variant, Galaxy, CoinFund, Circle Ventures, Figment, Kraken Ventures, NfX – những quỹ đầu tư hàng đầu trong ngành Web3 và blockchain.