DePIN là gì? Một số dự án DePIN nổi bật
1. DePIN là gì?
1. DePIN là gì?
DePIN (Decentralized Physical Infrastructure Networks) hay còn được gọi là Mạng lưới cơ sở hạ tầng vật lý phi tập trung. Đây là một khái niệm nhằm tạo ra một mạng lưới cơ sở hạ tầng vật lý dựa trên công nghệ blockchain và các công nghệ phân phối khác. Mục tiêu của DePIN là thay đổi mô hình hiện tại của cơ sở hạ tầng vật lý tập trung bằng cách sử dụng blockchain và token để tạo ra một môi trường phi tập trung, trong đó nhiều bên tham gia có thể hợp tác trong việc xây dựng, vận hành và quản lý cơ sở hạ tầng vật lý.
DePIN là gì?
DePIN được coi là một sự phát triển tiếp theo của Internet of Things (IoT) và hệ sinh thái Web3, khuyến khích người dùng và doanh nghiệp cùng nhau tham gia xây dựng, duy trì và vận hành mạng lưới cơ sở hạ tầng. Mục tiêu của DePIN là tạo ra một môi trường mà quyền sở hữu và quản lý cơ sở hạ tầng thuộc về cộng đồng, chứ không chỉ tập trung vào một thực thể duy nhất. Điều này giúp người dùng cuối nhận được các dịch vụ sáng tạo và hiệu quả hơn về chi phí so với các mô hình truyền thống.
DePIN sector map
DePIN được chia thành 4 loại cụ thể:
- Mạng đám mây/lưu trữ: Đây là một phần của DePIN dành cho việc lưu trữ tệp, cơ sở dữ liệu, mạng CDN (Content Delivery Network) và VPN (Virtual Private Network).
- Mạng không dây: DePIN cũng bao gồm một phần mạng không dây, bao gồm các công nghệ như 5G và LoRaWAN, để cung cấp kết nối không dây và truyền dữ liệu trên mạng.
- Mạng cảm biến: Phần này của DePIN liên quan đến việc kết nối các thiết bị và cảm biến để thu thập dữ liệu thời gian thực từ thế giới thực, như các cảm biến được sử dụng trong bản đồ và các ứng dụng khác.
- Mạng lưới năng lượng: DePIN cũng đề cập đến mạng lưới năng lượng. Trong đó các nguồn năng lượng phân tán được tổng hợp để tạo ra một mạng lưới năng lượng linh hoạt và hiệu quả hơn.
2. Ý tưởng hình thành DePIN
2. Ý tưởng hình thành DePIN
Ý tưởng phát triển DePIN xuất phát từ cộng đồng nhà phát triển Web3 tin rằng mọi người trên toàn cầu có thể cùng nhau xây dựng một mạng lưới cơ sở hạ tầng mà không phụ thuộc vào bên thứ ba và không đòi hỏi sự tin tưởng tuyệt đối từ tất cả mọi người.
Sau khi mạng lưới cơ sở hạ tầng vật lý phi tập trung được xây dựng, nó sẽ thu hút người dùng tham gia sử dụng mạng lưới và đóng góp vào quá trình phát triển của nó. Các thành viên tham gia xây dựng và vận hành mạng lưới sẽ được chia sẻ phần thưởng dưới dạng token từ phí mà người dùng trả. Trong tình huống tốt nhất, điều này sẽ tạo ra một "Flywheel" - một quá trình tăng tốc. Trong đó nhu cầu sử dụng tiếp tục tăng và thúc đẩy sự phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn của mạng lưới.
Nhờ DePIN, cộng đồng hy vọng tạo ra một môi trường kết nối cơ sở hạ tầng vật lý mà mọi người có thể tham gia xây dựng và cùng nhau phát triển. Mô hình này giúp loại bỏ sự phụ thuộc vào các bên trung gian và mang lại sự tiện ích và hiệu quả tốt hơn so với các mô hình truyền thống.
DePIN Network Flywheel
3. Lịch sử hình thành DePIN
3. Lịch sử hình thành DePIN
Vào tháng 11 năm 2021, dự án IoTeX - một dự án blockchain dành riêng cho Internet of Things (IoT), đã đưa ra ý tưởng về việc tài nguyên của các thiết bị thông minh và trí tuệ nhân tạo có thể được tài chính hóa để mang lại giá trị và quyền sở hữu cho mọi người. Họ đã đề xuất sự kết hợp công nghệ blockchain, được gọi là MachineFi, nhằm mục tiêu này.
Sau đó, trong năm 2022, xuất hiện hàng loạt ý tưởng về việc xây dựng một mạng lưới cơ sở hạ tầng vật lý phi tập trung, bao gồm:
- Tháng 4 năm 2022, mô hình đồng thuận Proof of Physical Work (PoPW) đã ra đời, khuyến khích người tham gia xây dựng các mạng lưới phần cứng, bao gồm mạng không dây, di động, môi trường, máy tính và lưu trữ.
- Tháng 7 năm 2022, TIPIN (Token Incentivized Physical Infrastructure Networks) ra đời, được giới thiệu là một mạng lưới sử dụng các biện pháp khuyến khích bằng token để thúc đẩy người dùng đóng góp vào việc triển khai và vận hành cơ sở hạ tầng vật lý, tạo ra một mô hình hiệu quả và công bằng hơn.
- Vào tháng 9 năm 2022, xuất hiện EdgeFi, được coi như phiên bản mới của mạng cơ sở hạ tầng phi tập trung, tập trung vào việc triển khai tài nguyên phần cứng gần với người dùng cuối cùng tại các khu vực biên của mạng lưới. EdgeFi đặt ưu tiên vào việc xử lý dữ liệu tại điểm gần nguồn phát sinh dữ liệu và yêu cầu xử lý nhất, chẳng hạn như các thiết bị IoT.
Đến tháng 11 năm 2022, vì có quá nhiều thuật ngữ liên quan đến cơ sở hạ tầng vật lý trong Web3, Messari - một công ty nghiên cứu thị trường blockchain, đã tổ chức một cuộc thăm dò trên Twitter để cộng đồng bình chọn giữa PoPW, TIPIN, EdgeFi và DePIN nhằm chọn tên chung cho khái niệm này. Kết quả cuộc bình chọn đã chỉ ra rằng DePIN đã chiến thắng với 31,6% số phiếu bầu.
4. Cách DePIN hoạt động
4. Cách DePIN hoạt động
DePIN là một hệ thống được xây dựng dựa trên khái niệm cơ bản của Internet of Things (IoT), sử dụng công nghệ blockchain và tiền số, nhằm cho phép mọi người trên khắp thế giới cùng nhau xây dựng, duy trì và vận hành các mạng vật lý mà không cần sự tham gia của bất kỳ bên thứ ba nào khác. Để hoạt động một cách bình thường, DePIN bao gồm bốn thành phần cơ bản sau:
- Cơ sở hạ tầng vật lý: DePIN yêu cầu một cơ sở hạ tầng vật lý để hoạt động. Điều này có thể bao gồm mạng di động, các điểm phát sóng và bộ định tuyến cho mạng không dây, hoặc các máy chủ cho mạng đám mây.
- Cơ sở hạ tầng điện toán ngoài chuỗi: DePIN phụ thuộc vào các phần mềm điện toán trung gian để kết nối thế giới vật lý với blockchain. Các hoạt động trong thế giới thực của người dùng sẽ được ghi lại và phí mà họ trả sẽ được phân phối đến những nhà cung cấp phần cứng. Những dữ liệu này có thể được tổng hợp và sử dụng cho các mục đích khác nhau trên blockchain.
- Token Incentives: Những người tham gia xây dựng DePIN được khuyến khích tham gia và đóng góp cho mạng thông qua việc nhận token làm phần thưởng. Điều này tạo động lực cho họ để tham gia xây dựng mạng trước khi dự án có thể tạo ra doanh thu bền vững từ nhu cầu của người dùng.
- Người dùng cuối: Khi mạng được thiết lập, người dùng cuối có thể bắt đầu trả tiền để sử dụng các dịch vụ của DePIN trong thế giới thực. Họ có thể tận dụng các dịch vụ mà hệ thống cung cấp và trả phí cho việc sử dụng các tính năng và ưu đãi của DePIN.
5. Tiềm năng phát triển của DePIN
5. Tiềm năng phát triển của DePIN
DePIN là một lĩnh vực đầy triển vọng cho tương lai, đặc biệt khi có hơn 40 tỷ thiết bị thông minh và hàng tỷ thiết bị cảm biến trên khắp thế giới. Nhu cầu về cơ sở hạ tầng phi tập trung không ngừng gia tăng. Ngày càng có nhiều cá nhân và công ty muốn sử dụng DePIN để xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng riêng của họ.
DePIN tận dụng công nghệ blockchain và sử dụng cơ chế trả thưởng bằng token. mang lại một phương pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí để xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng vật lý trong tương lai. Nhờ vào sự kết hợp của hai yếu tố này, DePIN tạo ra một cách tiếp cận mới mẻ và tiên tiến hơn để thúc đẩy sự phát triển và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho cộng đồng người dùng.
6. Những thách thức đối với DePIN
6. Những thách thức đối với DePIN
Mặc dù DePIN là một lĩnh vực có tiềm năng, nhưng nó vẫn đối mặt với những thách thức cần được giải quyết. Điều này là lý do tại sao, mặc dù đã tồn tại trong thời gian dài, DePIN vẫn chưa phát triển mạnh mẽ.
Mô hình khuyến khích bằng token hiện tại chưa đáp ứng đúng mức đóng góp của những người tham gia, do đó các dự án DePIN trong tương lai cần phải tạo ra một mô hình khuyến khích hấp dẫn hơn để thu hút sự tham gia của nhiều người.
Ngoài ra, việc xây dựng và triển khai cơ sở hạ tầng mất nhiều thời gian, khiến cho các dự án DePIN gặp khó khăn trong việc kiếm lợi nhuận từ giai đoạn ban đầu. Điều này có thể làm mất đi động lực của các bên tham gia trong việc đóng góp lâu dài.
Cuối cùng, áp lực cạnh tranh với các công ty Web2 khổng lồ như Google, Apple, Amazon,... là một thách thức lớn. Để vượt qua sự cạnh tranh này, các công ty Web3 cần phải nỗ lực và chuyên nghiệp hơn trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và thu hút người dùng truyền thống để sử dụng sản phẩm của họ.
7. Một số dự án DePIN nổi bật
7. Một số dự án DePIN nổi bật
Filecoin (FIL)
Filecoin là một nền tảng blockchain đặc biệt được phát triển để giải quyết vấn đề lưu trữ dữ liệu phi tập trung. Trên nền tảng này, người dùng có thể trả tiền để lưu trữ các tệp tin cá nhân của họ. Những nhà cung cấp không gian lưu trữ sẽ được thưởng FIL như một phần cơ chế đó.
Filecoin (FIL)
Arweave (AR)
Arweave là một dự án đầy tiềm năng, với mục tiêu trở thành một giải pháp lưu trữ bền vững cho NFT và DeFi. Hệ thống này cho phép người dùng lưu trữ thông tin một cách vĩnh viễn mà không bị kiểm duyệt, nhờ vào sự kết hợp của các khối dữ liệu được liên kết với nhau, được gọi là blockweave. Những người tham gia khai thác sẽ chứng minh rằng họ đã xác minh dữ liệu và được thưởng bằng token AR của dự án.
Arweave (AR)
Storj
Storj là một dịch vụ lưu trữ đám mây phi tập trung, mang đến cho người dùng khả năng tải lên và lưu trữ các tệp tin trên blockchain. Sau khi được mã hóa, tệp tin sẽ được chia thành hơn 80 phần và phân phối trên các node lưu trữ. Storj cung cấp nhiều tùy chọn khác nhau cho không gian lưu trữ, với dung lượng lên đến 50GB.
Storj
Helium (HNT)
Helium là một hệ thống mạng lưới cơ sở hạ tầng không dây. Cho phép người dùng tham gia và trở thành các điểm phát sóng không dây trong mạng lưới Helium, đồng thời nhận được phần thưởng là token HNT. Mục tiêu chính của Helium là cung cấp vùng phủ sóng cho kết nối không dây của Internet of Things và công nghệ 5G, tạo ra một môi trường kết nối tiện ích và hiệu quả cho các thiết bị trong mạng lưới.
Helium (HNT)
Pollen Mobile
Tương tự như Helium, Pollen Mobile cho phép người dùng trở thành các điểm phát sóng trong mạng không dây và kiếm được đồng tiền Pollen Coin. Mục tiêu của Pollen Mobile là xây dựng một mạng phủ sóng di động phi tập trung hoàn toàn được sở hữu bởi người dùng, mang lại sự tự chủ và kiểm soát cho các thành viên của mạng.
Pollen Mobile
Hivemapper Network (HONEY)
Hivemapper Network mang đến cho người dùng khả năng lập dữ liệu bản đồ thông qua camera hành trình. Bằng cách lái xe hoặc đi bộ, người dùng có thể đóng góp vào quá trình lập bản đồ của Hivemapper và nhận được phần thưởng là token HONEY từ dự án này. Hivemapper Network tạo cơ hội cho người dùng tham gia và góp phần vào việc xây dựng bản đồ chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hivemapper Network
React Protocol
React Protocol là một dự án được sở hữu bởi cộng đồng. Mục tiêu là chia sẻ năng lượng dư thừa từ các nguồn pin năng lượng. Ý tưởng này nhằm mục đích làm sạch nguồn cung năng lượng và đồng thời tạo ra một nguồn thu nhập thụ động cho người dùng, được gọi là Connect-to-Earn. React Protocol tạo ra cơ hội cho người dùng tham gia vào việc chia sẻ năng lượng và tận dụng nguồn thu nhập thụ động từ việc kết nối với mạng lưới.
React Protocol
8. Tổng kết
8. Tổng kết
DePIN là một lĩnh vực hết sức thú vị, mang đến một cách tiếp cận mới trong xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng thực tế, đảm bảo sự công bằng, hiệu quả và phù hợp với lợi ích của tất cả những người tham gia. Với sự phát triển không ngừng của cơ sở hạ tầng vật lý truyền thống cùng công nghệ blockchain, chúng ta có thể kỳ vọng sự xuất hiện của nhiều trường hợp sử dụng mới, và DePIN sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc phát triển thế giới thực của chúng ta. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ về DePIN là gì. Chúc bạn có những thành công vượt bậc trong hành trình đầu tư! Hãy thường xuyên theo dõi Coin5s để thường xuyên cập nhật những thông tin hữu ích nhé!