Metaverse trong blockchain là gì?

Thuật ngữ metaverse được rất nhiều người quan tâm hiện nay, đặc biệt là vào thời điểm Facebook quyết định đổi tên công ty thành Meta. Vậy metaverse là gì? Nó có vai trò gì trong Blockchain? Hãy cùng Coin5s khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

Metaverse là gì? Ngày nay, mọi người thường nói về "Metaverse" như một hiện tượng lớn tiếp theo sẽ làm thay đổi cuộc sống trực tuyến của chúng ta. Tuy nhiên, mỗi người khác nhau dường như đều có cách giải thích khác nhau về "Metaverse", và cũng không ai biết được nó có một định nghĩa rõ ràng không.

Thuật ngữ "Metaverse" lần đầu tiên được sử dụng trong một cuốn tiểu thuyết cyberpunk mang tên Snow Crash, nó được xuất bản vào năm 1992 và là tác phẩm bất hủ của nhà văn Neal Stephen.

Nhưng, Metaverse là gì? Metaverse (luôn được viết hoa trong tiểu thuyết của Stephenson) được mô tả như một "vương quốc giả tưởng" có thể "cho phép công chúng truy cập bằng mạng cáp quang trên toàn thế giới" và được chiếu lên kính thực tế ảo trong mô tả của tiểu thuyết. Do đó, cụm từ này có thể áp dụng cho các thiết lập ảo đã được phát triển với thực tế ảo (VR) hoặc thực tế tăng cường (AR).

Meta tại đây có nghĩa là “vượt quá” và verse ý chỉ “vũ trụ”. Hơn nữa, một số người cũng sử dụng thuật ngữ metaverse để chỉ một thế giới ảo, nơi người chơi có thể đi lang thang và tương tác với những người khác; chẳng hạn, một thế giới nơi các nhà phát triển có thể xây dựng các tòa nhà, công viên, biển báo và những thứ phi thực tế. Như các màn trình diễn ánh sáng laser lơ lửng trên không và các khu vực lân cận đáng chú ý (nơi không có các quy tắc không-thời gian ba chiều hay các khu vực chiến đấu tự do để mọi người có thể săn giết lẫn nhau).

Đại dịch COVID-19 đã chớm lên sự quan tâm đến metaverse. Khi ngày càng có nhiều cá nhân làm việc và học trực tuyến, khiến nhiều người mong muốn những phương pháp liên lạc trực tuyến trở nên thực tế hơn.

Mark Zuckerberg tiết lộ vào tháng 7 năm 2021 rằng công ty của anh ấy dự định xây dựng Facebook theo một chủ nghĩa tối đa hơn bao gồm sự hiện diện xã hội, công việc văn phòng và giải trí. Facebook đổi tên thành Meta vào ngày 28 tháng 10 năm 2021, chứng tỏ mong muốn tạo ra một môi trường ảo với cái tên metaverse.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận về coins, tokenví metaverse cũng như các công ty khởi nghiệp metaverse blockchain, các dự án metaverse ảo và cách thức hoạt động của metaverse.

Ví Metaverse (Nguồn: cdn.nguyenkimmall)

Ví Metaverse (Nguồn: cdn.nguyenkimmall)

Những ý tưởng phổ biến nhất về Metaverse đến từ khoa học viễn tưởng. Metaverse thường được mô tả như một loại internet kỹ thuật số "được liên kết" - thứ bộc lộ đặc tính của thế giới thật bên trong một thế giới ảo (dạng như công viên giải trí). Vì vậy, các thuộc tính cốt lõi của Metaverse có thể được xác định là:

Các thuộc tính cốt lõi của Metaverse. (Nguồn: Cointelegraph)

  • Đồng bộ và trực tiếp: Khác với các sự kiện khép kín và cần phải lên lịch trước, Metaverse sẽ là một trải nghiệm sống được tồn tại liên tục cho mọi người ở thời gian thực, giống như "ngoài đời thật".

  • Tính bền bỉ: Nó không bao giờ "khởi động lại", "tạm nhưng" hoặc "chấm dứt" - nó cứ tiếp tục hoạt động không ngừng.

  • Khả dụng riêng lẻ và đồng thời: Ai cũng đều có thể là một phần của Metaverse và tham gia vào một sự kiện/địa điểm/hoạt động chung với nhau và với đại lý của họ trong Metaverse.

  • Một nền kinh tế hoàn thiện: Các cá nhân và doanh nghiệp phải có thể sáng tạo, sở hữu, đầu tư, bán và được đền bù cho rất nhiều nỗ lực tạo ra giá trị mà những người khác công nhận.

  • Sự trải nghiệm: Metaverse là một thứ phải bao phủ toàn bộ thế giới kỹ thuật số lẫn vật lý, các mạng lưới/trải nghiệm riêng tư và công cộng, cũng như các nền tảng đóng và mở.

  • Mạng lưới cộng đồng rộng lớn: Metaverse cần phải được lắp đầy bởi nội dung, trải nghiệm được phát triển và vận hành bởi nhiều cá nhân. Những người này có thể là nhà kinh doanh tự do, các doanh nghiệp không chính thức hoặc các tổ chức đi theo định hướng thương mại.

  • Cung cấp khả năng tương tác mới lạ: Metaverse là thứ cần phải cung cấp cho người dùng những dữ liệu đáng chú ý, các vật dụng/tài sản kỹ thuật số, nội dung và khả năng tương tác phải khác biệt qua từng trải nghiệm- một chiếc xe hơi được phát triển cho trò chơi Rocket League (hoặc thậm chí là từ trang web của Porsche) có thể chuyển qua trò chơi Roblox. Thế giới kỹ thuật số ngày nay hoạt động như một trung tâm mua sắm, với mỗi cửa hàng sở hữu một đơn vị tiền tệ riêng, thẻ ID độc nhất, đơn vị đo lường độc quyền cho các vật phẩm như giày, calo hay nhiều quy tắc thời trang khác nhau, v.v..

Mặc dù những so sánh ở trên có thể là một phần của Metaverse, nhưng bản thân chúng lại không phải là Metaverse.

Trong nhiều thập kỷ, thế giới ảo cùng trò chơi với các nhân vật sở hữu trí tuệ nhân tạo (AI) hay những nhân vật có người "thật" đã tồn tại từ lâu. Do đó, “thế giới ảo” không phải là một vũ trụ “meta” mà là một vũ trụ hư cấu và tổng hợp được tạo ra cho một mục tiêu (một trò chơi) cụ thể.

Tương tự như vậy, các nội dung kỹ thuật số như Second Life thường được gọi là “proto-Metaverses”.

Nhưng các khía cạnh khác nhau của thế giới ảo, như cách người chơi được biểu diễn bằng hình đại diện ảo, thiếu đi những mục tiêu hoặc hệ thống kỹ năng mà một trò chơi sở hữu, không có chỗ hẹn hò ảo. Và tuy thế giới ảo liên tục cung cấp các bản cập nhật nội dung, chúng vẫn chưa thể trở thành một Metaverse. Do đó, "không gian ảo" không phải là một metaverse.

Thực tế ảo (VR) là một phương pháp để trải nghiệm một thế giới hoặc khu vực ảo. Cảm giác được hiện diện trong một thế giới kỹ thuật số vẫn chưa đủ để trở thành một metaverse. Hơn nữa, mặc dù metaverse có thể sở hữu một số mục tiêu giống trò chơi, có bao gồm nhiều trò chơi, và cũng có xu hướng trò chơi hóa, nhưng bản thân nó không phải là một trò chơi và cũng không được tập trung vào các mục tiêu cụ thể. Do đó, Metaverse không phải là “thực tế ảo” cũng không phải là “trò chơi”.

Một metaverse không được lập trình tập mang tính trung như Disneyland; do đó, nó không phải là một "công viên giải trí ảo". Tương tự, metaverse không phải là “cửa hàng ứng dụng mới”; thay vào đó, nền tảng của metaverse hoàn toàn khác với các mô hình, thiết kế và những ưu tiên của mạng internet/di động hiện nay.

Thế giới ảo (Nguồn: static.ybox)

Thế giới ảo (Nguồn: static.ybox)

Nói chung, Metaverse có thể được chia thành hai loại nền tảng.

  • Loại đầu tiên liên quan đến việc tận dụng các token không thể thay thế (NFT) và tiền ảo để tạo ra các công ty khởi nghiệp metaverse dựa trên blockchain. Nơi mọi người có thể mua đất ảo và tự mình sáng tạo cài đặt trên các nền tảng như Decentraland và The Sandbox.
  • Nhóm thứ hai sử dụng metaverse để mô tả thế giới ảo nói chung, nơi mọi người có thể gặp nhau để kinh doanh hoặc giải trí. Vào tháng 7, Facebook Inc. đã thông báo về việc thành lập một product team cho lĩnh vực metaverse.

Những người mua hoặc giao dịch tài sản ảo trên các nền tảng dựa trên blockchain phải sử dụng tiền ảo, mặc dù nhiều dịch vụ metaverse cung cấp đăng ký tài khoản miễn phí. Một số nền tảng dựa trên blockchain, chẳng hạn như MANA của Decentraland và SAND của Sandbox, yêu cầu phải sở hữu tiền ảo dựa trên Ethereum để mua và bán tài sản ảo.

Người dùng có thể giao dịch các tác phẩm nghệ thuật NFT hoặc tính phí vào cửa một buổi biểu diễn hoặc buổi hòa nhạc ảo ở Decentraland. Họ cũng có thể kiếm tiền bằng cách kinh doanh đất đai, thứ đã có giá trị rất lớn trong những năm gần đây. Người dùng có thể kiếm tiền trên Roblox bằng cách tính phí truy cập của trò chơi mà họ tạo.

  • Chúng ta có thể tham gia một chuyến du lịch, mua quần áo kỹ thuật số, đi xem một buổi hòa nhạc ảo tại các dự án metaverse. Giữa đại dịch COVID-19, Metaverse có thể sẽ thay đổi cách mà ta làm việc tại nhà. Horizon Workroom - một bản beta miễn phí từ Facebook, hiện đã cho phép tải xuống trên Oculus Quest 2 tại các khu vực mà Quest 2 được hỗ trợ.
  • Workroom là một không gian họp mặt ảo cho phép bạn và đồng nghiệp được công tác hiệu quả hơn từ bất kỳ nơi nào. Bạn có thể tham gia hội nghị bằng VR dưới dạng một ảnh đại diện hoặc gọi video vào phòng ảo bằng máy tính xách tay hoặc PC. Bạn có thể cộng tác nhiều ý tưởng bằng cách sử dụng một bảng trắng ảo khá lớn trong phòng họp, đưa máy tính và bàn phím của bạn vào VR để cộng tác với những người khác hoặc có các cuộc thảo luận nhiều cảm xúc như đang họp mặt trực tiếp với nhau.

Tuy nhiên, các công ty công nghệ vẫn chưa thể kết nối được các web channel của họ với nhau. Để có thể kết nối được, các nền tảng công nghệ khác nhau phải cùng chấp thuận một bộ tiêu chuẩn để tránh phải chuyển đổi giữa các metaverse Facebook, Microsoft metaverse hoặc nền tảng khác.

Horizon Workroom (Nguồn: i0.wp)

Horizon Workroom (Nguồn: i0.wp)

Mục tiêu của Metaverse là cung cấp cho mọi người trải nghiệm thực tế tăng cường, và bằng cách này hay cách khác, nó còn sở hữu những trải nghiệm và cơ hội lớn hơn ngoài đời thật.

Khả năng không thể bị hack và tính bất biến của blockchain là những đặc tính cực kỳ quan trọng để công nghệ thực tế ảo được được áp dụng rộng rãi. Hack và vi phạm dữ liệu là những điều thường thấy trên mạng internet, nhưng nếu mọi người phải hoạt động trong một môi trường ảo và phải trực tuyến liên tục, thì nền tảng ngầm của môi trường đó cần phải được đảm bảo an toàn.

Blockchain không chỉ xác nhận thông tin nhanh chóng mà còn cho phép các giao dịch được bảo đảm an toàn bằng mật mã. Tài sản blockchain và tiền ảo là một khía cạnh cơ bản và không thể thiếu quá trình triển khai thực tế ảo.

Dựa trên luận điểm trước đó, Metaverse sẽ muốn và cần các giao dịch phải được hoàn thành theo đúng yêu cầu, thứ mà các tài sản blockchain và tiền ảo có thể thực hiện điều này. Như đã nêu, các môi trường thực tế ảo cần phải có những hoạt động giao dịch mới có thể làm việc và điều hành. Các giao dịch này phải an toàn và nhanh chóng tức thời.

Đặc biệt, các cá nhân trong hệ sinh thái này sẽ cần có khả năng:

  • a) giao dịch và tiến hành dễ như trao đổi trực tiếp và
  • b) tin tưởng rằng các giao dịch sẽ thành công.

Những cá nhân và tổ chức có thể thực hiện các giao dịch theo một cách ảo, theo dõi được và bằng thời gian thực thông qua các giao dịch tiền ảo, đây là những phương pháp khả thi và đã được chứng minh. Tuy nhiên, ngay cả khi không tiếp tục sử dụng công nghệ blockchain và tài sản tiền ảo, xu hướng thanh toán ảo và trực tuyến vẫn đang liên tục phát triển.

Giao dịch và tham gia thương mại trong môi trường trực tuyến đã phát triển thành một xu hướng, nó thậm chí còn trở nên phổ biến hơn khi áp dụng thanh toán tiền ảo bằng Visa, Mastercard và PayPal.

Các khoản thanh toán có hỗ trợ tiền ảo thậm chí sẽ còn phổ biến hơn trong một hệ sinh thái ảo, chẳng hạn như metaverse, nên thanh toán bằng tiền ảo có thể là một tính năng đi đầu trong tương lai.

Metaverse vẫn là một lĩnh vực đang phát triển và mở rộng nhanh chóng. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là để hỗ trợ và hiện thực hóa một metaverse với đầy đủ chức năng, tài sản blockchain và tiền ảo sẽ là yếu tố quan trọng trong tương lai.

Một vài khái niệm khác tuy không được chấp nhận rộng rãi, nhưng chúng vẫn được cho là nền tảng của Metaverse. Một trong những mối quan tâm này là liệu những người tham gia sẽ bắt buộc sử dụng danh tính kỹ thuật số (hoặc "hình đại diện") duy nhất để tham gia vào Metaverse không. Tuy điều này khá hữu ích, nhưng chưa chắc nó có được thực hiện hay không, vì mỗi nhà lãnh đạo "kỷ nguyên Metaverse" vẫn sẽ muốn có hệ thống nhận dạng riêng của họ.

Chẳng hạn như ngày nay có một vài hệ thống tài khoản đang thống trị thị trường- nhưng không có hệ thống nào độc quyền sử dụng trên mọi trang web và các tài khoản phải xếp chồng lên nhau với quyền truy cập/chia sẻ dữ liệu hạn chế. Ví dụ: nếu iPhone của bạn được liên kết với tài khoản iOS, bạn có thể sử dụng ID Meta (trước đây là Facebook) để đăng nhập vào một ứng dụng được liên kết với tài khoản Gmail của bạn.

Ngoài ra còn có nhiều người tranh luận xem cần phải có bao nhiêu khả năng tương tác để tạo ra một "Metaverse thực sự", chứ không chỉ là một bước tiến hóa của internet như chúng ta thấy ngày nay. Nhiều người cũng đặt câu hỏi rằng liệu một Metaverse thực sự chỉ có một nhà điều hành hay không (như trường hợp của bộ phim Ready Player One).

Một số người cho rằng nếu xét theo định nghĩa của Metaverse, ta bắt buộc phải có một nền tảng phi tập trung chủ yếu dựa trên các tiêu chuẩn và giao thức cộng đồng (tương tự như web mở) và một hệ điều hành hay nền tảng Metaverse "mã nguồn mở" (mặc dù điều này không loại bỏ sự tồn tại của các nền tảng đóng khổng lồ trong Metaverse).

Không, Metaverse không chỉ là một sáng kiến ​​đến từ Facebook. Microsoft và nhà sản xuất chip Nvidia là hai tập đoàn khác đang quảng bá metaverse. Các công ty sản xuất trò chơi điện tử cũng đang dẫn đầu cho xu hướng này. Epic Games- nhà sản xuất trò chơi điện tử nổi tiếng Fortnite - đã huy động được 1 tỷ đô la từ các nhà đầu tư cho dự án metaverse đầy tham vọng của mình.

Một tác nhân quan trọng tham gia vào cuộc chơi là Roblox, mô tả metaverse là nơi "mọi người có thể chung tay tham gia vào hàng triệu trải nghiệm 3D mới mẻ để học tập, làm việc, giải trí, sáng tạo và giao lưu.”

Các thương hiệu tiêu dùng cũng đang cố gắng tận dụng xu hướng này. Gucci, một công ty kinh doanh thời trang của Ý, đã hợp tác với Roblox vào tháng 6 để bán một dòng phụ kiện kỹ thuật số đặc biệt. Coca-Cola và Clinique đều đã chào bán token ảo và quảng bá chúng như một phương tiện tham gia metaverse.

Kỷ nguyên Mtaverse (Nguồn: wetag)

Kỷ nguyên Mtaverse (Nguồn: wetag)

Mặc dù Metaverse có thể thay thế internet với tư cách là một nền tảng máy tính, nhưng con đường phát triển của nó sẽ khá khác biệt so với các bậc tiền nhiệm. Ngành công nghiệp tư nhân không chỉ nhận thức được toàn bộ tiềm năng của Metaverse mà còn có niềm tin mãnh liệt vào tương lai của nó, chưa kể đến tương lai tài chính lớn nhất, kỹ năng trong lĩnh vực kỹ thuật tốt nhất và khát vọng chinh phục mạnh mẽ nhất mà metaverse sở hữu. Các công ty công nghệ hàng đầu muốn sở hữu và định nghĩa Metaverse, chứ không chỉ đơn thuần là dẫn dắt nó.

Các dự án mã nguồn mở với thái độ không thuộc về công ty sẽ tiếp tục đóng một vai trò thiết yếu trong Metaverse và chúng sẽ thu hút được những tài năng sáng tạo và thú vị nhất. Tuy nhiên, chỉ có một số nhà lãnh đạo tiềm năng trong giai đoạn đầu của Metaverse, bao gồm Microsoft, Apple, Meta và Amazon.

Nền tảng Mesh của Microsoft là một trong các dự án tiền ảo trong metaverse. Với nền tảng này, gã khổng lồ Microsoft sẽ xây dựng các ứng dụng thực tế hỗn hợp tăng cường và thực tế mở rộng (XR) có tích hợp thế giới thực với thực tế tăng cường và thực tế ảo. Cũng có báo cáo cho rằng quân đội Mỹ cùng Microsoft đang phát triển tai nghe thực tế tăng cường tên để binh lính huấn luyện, diễn tập và chiến đấu. Ngoài ra, nền tảng Xbox Live hiện có thể liên kết hàng triệu game thủ trên khắp thế giới với nhau.

Trong khi Apple đã tụt hậu so với các công ty như Meta hay những công ty đầu tiên phát hành thiết bị AR và VR, thì công ty Cupertino cũng chưa bị tụt lại phía sau. Apple đã tạo ra một ứng dụng họp mặt ảo vô cùng tinh vi bằng cách sử dụng HMD (Hệ thống gắn trên đầu) cho Metaverse. Apple cũng có bằng sáng chế tại một vài lĩnh vực công nghệ cho phép con người có thể cảm nhận và tương tác với môi trường thực tế nâng cao (ER).

Facebook trước đây đã đầu tư khá nhiều vào lĩnh vực thực tế ảo, bao gồm cả việc mua lại Oculus vào năm 2014. Meta hình dung ra một thế giới ảo nơi các hình dại diện kỹ thuật số sẽ tương tác thông qua kính thực tế ảo trong lĩnh vực công việc, du lịch hoặc giải trí.

Tuy nhiên, vẫn có quá nhiều mà chúng mình không hiểu rõ về Metaverse để đưa ra ý kiến rằng ai sẽ dẫn dắt hay đưa chúng ta đến với Metaverse. Trên thực tế, Metaverse rất có thể là thành quả của một mạng lưới các nền tảng, cơ quan và công nghệ khác nhau cùng hợp tác (dù điều này khá miễn cưỡng) và mở ra khả năng tương tác.

Internet mà chúng ta biết hiện nay là kết quả từ những thứ khá hỗn loạn mà trong đó internet mở (chủ yếu là học thuật) phát triển cùng với các dịch vụ đóng (chủ yếu hướng đến người tiêu dùng) luôn tìm cách "xây dựng lại" hoặc "thiết lập lại" các tiêu chuẩn mở và giao thức mở.

Người tạo ra Metaverse (Nguồn: cdn.tgdd)

Người tạo ra Metaverse (Nguồn: cdn.tgdd)

Vẫn còn chưa rõ liệu metaverse ngoài đời thực sẽ giống như trong tiểu thuyết như thế nào, hoặc sẽ mất bao lâu để tạo ra một metaverse thật sự. Nhiều nền tảng metaverse dựa trên blockchain vẫn tiếp tục làm việc với công nghệ AR và VR để cho phép người dùng tương tác với môi trường ảo.

PwC - công ty kiểm toán hàng đầu thế giới - ước tính rằng thực tế ảo và thực tế tăng cường sẽ nâng cao nền kinh tế toàn cầu từ 46,5 tỷ USD vào năm 2019, lên tới 1,5 nghìn tỷ USD vào năm 2030.

Facebook Inc, Alphabet Inc thuộc sở hữu của Google và Microsoft Corp đều đã đầu tư vào điện toán đám mây và các công ty thực tế ảo để đón đầu đợt tăng trưởng của ngành công nghiệp này

Các công ty có thể độc quyền ở một số khu vực nhất định sẽ thu về những số tiền khổng lồ, ví dụ là các nền tảng hoặc dịch vụ hỗ trợ thanh toán, đăng ký hoặc quảng cáo. Điều này cũng tương tự như các khoản lợi nhuận lớn được các công ty thống trị “internet” thu về.