Mã hóa là gì? Khái quát thông tin về mã hóa

Mã hóa là gì? Đây là thuật ngữ mà có rất nhiều bạn vẫn chưa thật sự hiểu rõ về nó. Mã hóa là quá trình kỹ thuật chuyển đổi Plaintext (văn bản thô) thành Ciphertext (văn bản mã) và ngược lại để bảo mật dự liệu và hệ thống, khiến các bên không được ủy quyền khó truy cập vào thông tin đã mã hóa. Quá trình này thường chia thành hai loại: mã hóa đối xứng hoặc mã hóa không đối xứng. Hệ thống khóa đối xứng sử dụng cùng một loại khóa để mã hóa và giải mã dữ liệu. Hệ thống khóa không đối xứng sử dụng các cặp khóa công khai và riêng tư để mã hóa và giải mã dữ liệu.

Mã hóa đề cập đến các quy trình kỹ thuật nhằm bảo mật dữ liệu và hệ thống, khiến các hacker khó truy cập trái phép vào thông tin hoặc can thiệp vào các loại mạng lưới và giao dịch. Trong mật mã hiện đại, mã hóa thường đòi hỏi việc chuyển đổi plaintext thành ciphertext (dữ liệu mã hóa không đọc được) bằng cách sử dụng thuật toán mã hóa hoặc mật mã. Chỉ những người có quyền truy cập dữ liệu mới có thể giải mã ciphertext ngược lại thành plaintext có thể đọc được.

Plaintext đề cập đến mọi loại thông tin có thể dễ dàng đọc hoặc giải mã bởi con người hay máy móc, chẳng hạn như: văn bản trên các trang web, chương trình hoặc tệp nhạc… Thông tin nhạy cảm như mật khẩu của những tài khoản hữu hình - và đủ phát triển để trộm cắp dòm ngó - ở dạng plaintext nếu được xử lý qua internet thì cần một lớp bảo mật bổ sung để giữ bí mật. Đây là nơi mã hóa xuất hiện.

Mã hóa chuyển plaintext thành ciphertext (dữ liệu mã hóa không thể đọc được), bằng việc sử dụng thuật toán mã hóa hoặc mật mã. Chỉ người dùng được ủy quyền mới có quyền truy cập dữ liệu và giải mã các ciphertext trở lại thành các plaintext.

Bảo mật dữ liệu

Bảo mật dữ liệu

Quá trình mã hóa và giải mã từ plaintext sang ciphertext và từ ciphertext trở lại thành plaintext, thường sử dụng các thuật toán và khóa mã hóa. Các thuật toán mã hóa là các công thức toán học có thể xào nấu plaintext (đầu vào) thành ciphertext (đầu ra). Khóa do thuật toán tạo ra hoạt động để biến đổi ciphertext trở lại thành nguyên bản plaintext (và ngược lại). Tính bảo mật của bất kỳ hệ thống nào đều dựa vào thuật toán mã hóa khó bị tấn công và vô cùng mạnh mẽ, cũng như việc giữ khóa tránh xa khỏi những kẻ xâm nhập.

Khóa là một chuỗi dữ liệu hoặc bits - hay dễ hiểu hơn là một chuỗi con số hoặc chữ cái - được nhập vào thuật toán mã hóa. Các khóa thường được tạo ngẫu nhiên và khác với mật khẩu, chúng không được tạo ra để con người có thể ghi nhớ và đăng nhập.

Các hệ thống mật mã hiện đại thường sử dụng mã hóa đối xứng và không đối xứng (còn được gọi là mật mã khóa-công-khai). Trong hệ thống khóa đối xứng, chúng chỉ sử dụng một khóa để đồng thời mã hóa và giải mã dữ liệu. Trong các hệ thống khóa-công-khai (không đối xứng), khóa mã hóa sẽ được cung cấp công khai, nhưng chỉ người được ủy quyền sở hữu khóa mã mới có quyền truy cập vào plaintext đã giải mã.

Tiền số được giữ an toàn bằng các phương pháp mã hóa bất đối xứng hiện đại và bản tính bảo mật của các giao dịch trên blockchain. Người nắm giữ tiền số sử dụng khóa riêng tư để xác minh rằng họ là chủ sở hữu tiền số đó. Các giao dịch được bảo mật bằng hashing (băm) và kỹ thuật mã hóa blockchain.