Bạc Litecoin và vàng Bitcoin
1. Nguồn gốc của Litecoin
1. Nguồn gốc của Litecoin
Litecoin (LTC) là một trong những altcoin đầu tiên xuất hiện trên thị trường tiền số, chỉ sau vài năm khi bản bạch thư của Nakamoto Satoshi mở ra một mô hình tài chính và công nghệ bằng Bitcoin.
Charlie lee bắt đầu quan tâm đến Bitcoin và nhanh chóng nhận thấy nhược điểm lớn nhất của nó là tốc độ. Mỗi block mới sẽ được thêm vào Bitcoin blockchain khoảng mười phút một lần, và khi nghĩ đến một tương lai nơi công nghệ mới đáng kinh ngạc này sẽ được áp dụng rộng rãi, Charlie nhận ra rằng thông lượng giao dịch sẽ trở thành một vấn đề ảnh hưởng cực lớn tới khả năng mở rộng của những loại tiền số non trẻ. Anh ấy ngay lập tức bắt tay vào nghiên cứu một giải pháp bổ sung cho Bitcoin và chỉ trong một tuần, Litecoin ra đời.
Để giúp mọi người dễ nắm bắt hơn, Charlie lee đã gọi Litecoin là “phiên bản nhẹ hơn của Bitcoin” với khả năng cao trở thành “bạc điện tử”.
2. Litecoin và Bitcoin: Cải thiện tốc độ và khả năng tiếp cận
2. Litecoin và Bitcoin: Cải thiện tốc độ và khả năng tiếp cận
Mã nguồn của Litecoin được sao chép từ Bitcoin - điều này trái ngược hoàn toàn với thủ thuật phân tách (forking) blockchain Bitcoin - làm cho Litecoin trở thành một blockchain hoàn toàn mới mà không cần sử dụng chung genesis block (khối khởi nguyên). Về mặt kỹ thuật của Litecoin và Bitcoin, Litecoin rất giống với Bitcoin nhưng lại sở hữu một vài đặc điểm khác biệt như:
Một chức năng đào hàm băm (hashing function) độc đáo
Thời gian tạo block nhanh hơn
Tăng nguồn cung tối đa
Cả Litecoin và Bitcoin đều sử dụng cơ chế Proof of Work (Bằng chứng công việc - PoW) làm phương pháp đồng thuận của chúng. Thợ đào của cả hai loại tiền số này đều phải thi nhau giải các câu đố toán học cực kỳ hóc búa bằng cách sử dụng thuật toán băm để đạt được sự đồng thuận trên toàn bộ mạng lưới mà họ đang đào, giành quyền thêm các block giao dịch mới vào blockchain nhằm kiếm phần thưởng từ việc đào block.
Bitcoin sử dụng thuật toán băm SHA-256 nhằm tạo động lực cho cơ chế PoW trên mạng lưới. Tại đây, thợ đào sẽ sử dụng các thiết bị xử lý những bài toán khó, chúng thường là các máy tính có thiết kế và cấu hình đa dạng khác nhau.
Ban đầu, thiết bị được sử dụng để đào Bitcoin là một đơn vị xử lý trung tâm (CPU), hay còn được biết đến như một thiết bị thiết yếu của một máy tính thông thường. Bởi PoW là một cơ chế mang tính cạnh tranh, các thợ đào phải liên tục tìm kiếm lợi thế và tăng cường sức mạnh xử lý CPU bằng cách ghép nối chúng với một đơn vị xử lý đồ họa (GPU), từ đó giúp giảm bớt công việc cho CPU cũng như tăng sản lượng xử lý tổng thể.
Và khi các cuộc cạnh tranh ngày càng tiếp diễn, nhiều loại công nghệ mới lại được phát triển tập trung vào mục đích duy nhất là đào Bitcoin. Các mạch tích hợp chuyên dụng (ASIC) là các thiết bị dành riêng cho việc khai thác với tốc độ vô cùng vượt trội và hoạt động tốt mọi thiết bị CPU và GPU.
Ngoài ra, chúng cũng khá đắt đỏ, khó bảo trì, và đòi hỏi người dùng phải có vốn kiến thức chuyên môn - đây là những yếu tố ngăn cản người dùng sử dụng ASIC. Với số lượng thợ đào ít ỏi có kiến thức, thời gian, và vốn liếng để sở hữu, thiết lập và duy trì ASIC đã giúp quá trình đào coin trên mạng lưới Bitcoin trở nên tập trung và độc quyền hơn, từ đó tạo sức ảnh hưởng đến tính bảo mật và khả năng phục hồi của mạng.
Litecoin so với Bitcoin | Nguồn: icdn.dantri
Litecoin được phát triển trên hàm băm Scrypt - một thuật toán nặng về bộ nhớ được thiết kế để ngăn người dùng sử dụng GPU và ASIC. Mục đích là làm cho mạng Litecoin dễ tiếp cận hơn với những cá nhân ưa thích và ủng hộ đồng coin này. Vì vậy, việc tạo cơ hội cho người dùng đào Litecoin chỉ bằng CPU là một điều vô cùng quan trọng. Nhưng theo thời gian, những thiết bị ASIC với khả năng qua mặt thuật toán Scrypt đã được tạo ra, khiến việc đào Litecoin đã rơi vào tay những ai sử dụng phần cứng này.
Các block mới trên mạng lưới Litecoin trung bình sẽ được tạo ra mỗi 2,5 phút, tốc độ này nhanh gấp bốn lần Bitcoin, nơi mỗi block sẽ được tạo ra sau khoảng 10 phút. Do đó, thông lượng giao dịch của Litecoin cũng nhanh gấp bốn lần Bitcoin. Với mỗi block được tạo ra trên blockchain Litecoin, các thợ đào được thưởng một lượng LTC nhất định, được gọi là phần thưởng block. Theo thời gian, phần thưởng block sẽ giảm dần theo tỉ lệ 50%, hay còn được gọi là halving (chia đôi).
Đổi lại với thời gian block cao thì thời gian chờ giữa các đợt halving của Litecoin bị kéo dài ra. Trong khi Bitcoin sẽ tiến hành halving sau mỗi 210.000 block, những đợt halving Litecoin sẽ diễn ra sau mỗi 840.000 block. Khoảng thời gian halving ít gấp 4 lần Bitcoin, có nghĩa là Litecoin sẽ tạo ra bốn block sau mỗi một block mà Bitcoin tạo ra.
Về lý thuyết, cơ chế bù trừ này sẽ giữ cho Litecoin và Bitcoin trên cùng một quỹ đạo, giúp cả hai loại tiền số này đều cùng tổ chức sự kiện halving mỗi bốn năm một lần. Phép toán cũng tính ra tổng lượng coin tối đa của Litecoin so với Bitcoin tuần tự là 84 triệu và 21 triệu.
3. Litecoin và Bitcoin không phải là đối thủ cạnh tranh
3. Litecoin và Bitcoin không phải là đối thủ cạnh tranh
Với thời gian tạo block nhanh hơn và thông lượng giao dịch cao hơn, Litecoin được xây dựng để trở thành một phương tiện trao đổi thực tế và có thể mở rộng hơn, trong khi Bitcoin đã phát triển với thiên hướng của một kho lưu trữ giá trị. Những điểm tương đồng của Litecoin và Bitcoin cũng khiến nó được sử dụng như một mạng thử nghiệm cho giao thức Bitcoin, bằng chứng là việc nó đã thực hiện đợt soft fork SegWit trước cả Bitcoin.
Litecoin hiện là một trong những mạng lưới trao đổi Blockchain được nhiều người biết, đáng tin cậy và được sử dụng nhiều nhất thế giới. Nhiều người hiện cũng chấp nhận rằng Litecoin là sự bổ sung cho Bitcoin chứ không phải đối thủ cạnh tranh: Bitcoin là vàng thì Litecoin sẽ là bạc.