DAO là gì? Vai trò và ứng dụng của DAO trong thực tế
1. DAO là gì?
1. DAO là gì?
DAO (Decentralized Autonomous Organization) là tổ chức tự trị phi tập trung. Không giống như các tổ chức lớn như Microsoft, Google sẽ có cơ quan lãnh đạo. DAO hoạt động hoàn toàn tự chủ và độc lập.
DAO có thể được tạo ra cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như quản lý quỹ, đầu tư vào dự án hoặc quản lý cộng đồng.
DAO là gì? | Nguồn: Coin5s
2. Cách hoạt động của DAO
2. Cách hoạt động của DAO
DAO hoạt động trên mạng chuỗi khối, đây là một hệ thống phi tập trung và minh bạch, cho phép giao dịch an toàn mà không cần qua trung gian. Thông qua các Smart contract, DAO sẽ tiếp nhận sau đó làm việc với các thông tin bên ngoài và thực hiện lên dựa trên các thông tin này.
DAO thực thi các hợp đồng thông minh một cách tự động, dựa trên các quy tắc và quy định được mã hóa. Các thành viên của DAO có thể tương tác với tổ chức bằng cách gửi đề xuất, bỏ phiếu cho các quyết định và quản lý tài sản của tổ chức.
Quyền biểu quyết của mỗi thành viên tỷ lệ thuận với việc nắm giữ mã thông báo của họ, điều đó có nghĩa là các thành viên có nhiều mã thông báo hơn sẽ có nhiều ảnh hưởng hơn đến các quyết định của tổ chức. Điều này tạo ra một hệ thống dân chủ nơi đa số có thể đưa ra quyết định vì lợi ích tốt nhất của tổ chức.
3. Các loại hình DAO
3. Các loại hình DAO
DAO có 2 loại hình phổ biến nhất được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Token Based DAO
Đây là token đóng vai trò quan trọng trong sự vận hành của một DAO. Nó được ví như mạch máu hiện diện ở khắp mọi nơi trong Crypto.
Các blockchain như Bitcoin, Ethereum: khi các Miner đảm bảo được tính bảo mật cho mạng lưới sẽ được nhận phần thưởng là token.
Trong các Protocol như Maker DAO, Uniswap, Sushi Swap, … token holders có quyền được biểu quyết các quyết định.
Token Based có ưu điểm là khả năng mở rộng rất tốt bởi bất kỳ cá nhân nào cũng quyền sở hữu token. Tuy nhiên, việc tận dụng nguồn lực và đi đến các thống nhất chung gặp nhiều khó khăn.
Organization – Shared based DAO
Organization đại diện cho một nhóm tổ chức có mục tiêu trong một lĩnh vực cụ thể. Các thành viên sẽ sử dụng Shares (cổ phần) để biểu quyết các quyết định của tổ chức.
Giống như trong The LAO, khi tham gia góp vốn bạn sẽ nhận được lượng Shares tương ứng với số vốn đã góp. Bạn sẽ có quyền bỏ phiếu, đề xuất các dự án để các thành viên khác xem xét biểu quyết có nên đầu tư hay không.
Các DAO trong cùng một lĩnh vực không nhất thiết dùng chung một model mà có thể dùng nhiều model khác nhau. Như The LAO và Yield Guild Games tuy trong cùng một lĩnh vực Ventures DAO nhưng The LAO sử dụng Shared-Based model còn Yield Guild Games lại sử dụng model token-based với YGG token.
Các loại hình DAO | Nguồn: Coin5s
4. Ưu và nhược điểm của DAO
4. Ưu và nhược điểm của DAO
Ưu điểm
Một trong những ưu điểm chính của DAO là bản chất phi tập trung của nó, không cần cơ quan trung ương hoặc trung gian nào quản lý tổ chức. Điều này làm cho các DAO trở nên minh bạch, hiệu quả và an toàn hơn vì không có điểm lỗi nào có thể bị tin tặc hoặc các tác nhân độc hại nhắm mục tiêu.
Trong DAO, mã code tạo sự an tâm cho người dùng tham gia bởi nó công khai và minh bạch. Vì vậy, tất cả thành viên đều có thể dễ dàng kiểm tra.
DAO không phân cấp vì vậy, thành viên có quyền bình đẳng ngang nhau và các quy tắc, hợp đồng sẽ được thực hiện một cách tự động.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, DAO cũng có một số nhược điểm cần được lưu ý.
- Tính linh hoạt bị hạn chế do DAO vận hành dựa trên các Smart contract được quyết định trước đó, vì vậy tính linh hoạt của DAO sẽ bị hạn chế.
- Tính pháp lý chưa rõ ràng, vì vậy nó sẽ tạo ra một rào cản đối với việc áp dụng DAO bởi thành viên tham gia sẽ phải chịu trách nhiệm về pháp lý.
- Sự phức tạp của DAO cũng là một nhược điểm của nó. Các quy tắc và quy định của DAO có thể khó hiểu đối với người dùng không có kỹ thuật, điều này có thể hạn chế việc áp dụng và khả năng truy cập của họ.
- DAO dễ bị lỗi, vì nó được điều chỉnh bởi hợp đồng thông minh nên bất kỳ lỗi hoặc lỗi nào trong mã đều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Ví dụ: vào năm 2016, DAO, một quỹ đầu tư phi tập trung, đã bị hack, dẫn đến việc mất hơn 50 triệu đô la Ether. Sự cố này nhấn mạnh sự cần thiết của các biện pháp bảo mật mạnh mẽ hơn và nêu bật những rủi ro liên quan đến DAO.
5. Vai trò của DAO trong tiền số
5. Vai trò của DAO trong tiền số
Hiện nay, mô hình DAO có xu hướng phát triển cùng Blockchain với tính decentralized, và ngày càng nhận được nhiều sự chú ý, nguyên nhân là do:
- Tầm quan trọng của decentralized: Hiện nay, các tổ chức tài chính và chính phủ đưa ra nhiều biện pháp kiểm soát người dùng. Nhiều ông lớn trong các lĩnh vực có quyền lực và họ đang lạm dụng sức mạnh này. Điều này chính là tác nhân lớn thôi thúc người dùng vượt qua những hạn chế và lấy lại quyền lợi của mình.
- Crypto thu hút nhiều giá trị: Crypto đang thu hút lượng giá trị có tốc độ tăng nhanh như: NFT, DeFi và các lĩnh vực khác. Vì vậy, để tiếp cận điều này, việc tạo ra DAO có sự tham gia của nhiều bên, đã giúp bổ trợ lẫn nhau.
6. Ứng dụng của DAO trong thực tế
6. Ứng dụng của DAO trong thực tế
DAO ngày càng được áp dụng trong nhiều lĩnh vực. Một số ứng dụng dễ thấy nhất như:
Lĩnh vực tiền số
- Bitshares: Cung cấp khả năng tự quản lý tốt với hệ thống bỏ phiếu nâng cao. Thời gian xử lý 3 giây, tích hợp sẵn nền tảng defi.
- Bitcoin: Là DAO sơ khai đầu tiên vì cách thức hoạt động của Bitcoin dựa trên sự đồng thuận của số đông.
- Dash: Hoạt động dựa trên sự khuyến khích tiền tệ các bên liên quan là Masternodes. Những thành viên sẽ có quyền bỏ phiếu khi họ mua Dash, các thành viên tham gia đưa ra các quyết định theo quy tắc đã đặt ra.
- The DAO: Hoạt động trên blockchain Ethereum như một quỹ đầu tư mạo hiểm tự trị. The DAO được hình thành từ các hợp đồng thông minh phức tạp. DAO tokens sẽ được bán trong đợt chào bán đầu tiên, người mua các DAO tokens này sẽ có quyền bỏ phiếu, biểu quyết.
- Marker DAO: Được xem là một phần nhỏ của hệ thống lớn Marker Protocol. Hệ thống vận hành dựa trên sự kết hợp 2 tài sản tiền số là Dai và MKR. Dai giữ nhiệm vụ cho phép thực hiện các giao dịch mà không cần bên thứ ba như Ngân hàng, chính phủ,… MKR cung cấp cho người tham gia các quyền bỏ phiếu biểu quyết.
- Bit DAO: BIT là governance token đi kèm với quyền đề xuất, bỏ phiếu biểu quyết. BitDAO có mục tiêu là xây dựng nền kinh tế mã hóa phi tập trung cho tất cả mọi người. Đây là một giao thức được quản lý bởi BIT holder.
Các lĩnh vực khác
- Các tổ chức phi lợi nhuận: Cá nhân có thể nhận quyên góp ẩn danh và quy mô là các thành viên đến từ mọi nơi trên thế giới. Các thành viên tham gia sẽ biểu quyết sử dụng số tiền quyên góp này.
- Công ty Audit: Cho phép quản lý các dự án tự động, cải tiến và bảo mật tốt hơn nhằm cải thiện các hoạt động kiểm toán.
- Chính phủ: Mô hình DAO sẽ tăng cường giám sát, kiểm toán hoặc bỏ phiếu thực hiện các hợp đồng, các quy trình, đấu thầu, …
Ứng dụng của DAO trong thực tế | Nguồn: Coin5s
7. Tiềm năng của mô hình DAO
7. Tiềm năng của mô hình DAO
Hệ sinh thái DAO đã có sự tăng trưởng ngoạn mục trong thời gian qua với sự xuất hiện của hàng trăm dự án mới. Các dự án tập trung vào nhiều lĩnh vực khác nhau, cho thấy tiềm năng rộng lớn của việc áp dụng model DAO.
Xét riêng ở mảng DeFi, Governance là một use case tiêu chuẩn cho các token của dự án, dự án càng lớn thì use case này càng có giá trị. Trong số top các dự án có TVL cao nhất, gần như tất cả đều được quản trị bởi cộng đồng, các quyết định đều được đề xuất và vote bởi các thành viên nắm giữ token của dự án. Model DAO đã trở thành thứ “buộc phải có” cho những DeFi protocol phát triển.
Các DAO nắm giữ giá trị ngày càng lớn, chỉ xét riêng nhánh Ventures DAO, số tài sản trong treasury đã vượt qua mốc tỷ đô.
Với việc DAO đang được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác như social, services,... Lượng giá trị mà các DAO nắm giữ có tiềm năng tăng trưởng rất lớn.