Lạm phát là gì?
1. Tiểu sử
1. Tiểu sử
Những người theo chủ nghĩa tối đa hóa bitcoin đã dành nhiều năm để cảnh báo mọi người rằng lạm phát sẽ phá hủy sức mua của họ. Với sự bùng phát của đại dịch COVID-19 và việc ngân hàng trung ương tung ra hàng chục nghìn tỷ USD để kích thích kinh thế, lạm phát cuối cùng cũng xuất hiện trên radar của chính phủ thông qua hàng loại các chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Ngay cả CPI trên toàn cầu cũng nằm trong mức báo động, làm dấy lên nghi ngờ về khả năng quản lý chi phí của các chính phủ khi áp lực tăng cao.
Tất nhiên, lạm phát trong trường hợp này không trực tiếp đề cập đến việc giá tiêu dùng tăng. Giá cao hơn chỉ đơn thuần là một sản phẩm đến từ lạm phát, trong đó đề cập đến việc mở rộng cung tiền. Lạm phát (inflation) bắt nguồn từ “thổi phồng (infate)”, và trong trường hợp này, thứ đang bị thổi phồng là nguồn cung tiền tệ trong nền kinh tế.
Các ngân hàng trung ương được giao nhiệm vụ quản lý nguồn cung tiền bằng cách thiết lập lãi suất, in ấn tiền tệ, và đưa ra các yêu cầu dự trữ của ngân hàng. Khi lạm phát thực sự xuất hiện trong giá tiêu dùng, bạn có thể chắc chắn rằng các ngân hàng trung ương đóng một vai trò quan trọng trong sự việc này.
Bọn họ thường sẽ phản bác lại mọi thứ và đổ lỗi cho mọi thứ, từ các tập đoàn tham lam đến các hiệp hội và thậm chí cả công-ten-nơ vận chuyển, nhưng đằng sau mọi chuyện chính là những chiếc máy in tiền chạy liên tục, khiến lượng tiền dư thừa chảy ra ngoài thị trường tài sản và thị trường tiêu dùng, từ đó làm tiền của bạn bị suy giảm sức mua.
Vấn đề Lạm Phát | Nguồn: cdn.takeprofit
2. Lạm phát trong năm 2021
2. Lạm phát trong năm 2021
2021 là năm mà các nhà đầu tư tiền số hướng sự chú ý từ những loại meme về chó, sang một thứ còn cấp bách hơn nhiều chính là lạm phát. Đến tháng 12 năm 2021, CPI của Mỹ đã tăng lên 7% so với 2020, đánh dấu tốc độ tăng trưởng CPI nhanh nhất kể từ tháng 6 năm 1982.
Lạm phát tại Eurozone, nơi tập hợp 19 quốc gia sử dụng đồng euro, đã đạt mức cao nhất trong thời kỳ chi phí thực phẩm và giá trị năng lượng tăng cao. Các nền kinh tế mới nổi như Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Nga ghi nhận mức giá trung bình tăng cao hơn mọi khi.
Những ông hoàng tài sản như: cổ phiếu, nhà ở, và tiền số, cũng không tránh khỏi lạm phát, khi cung tiền đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục vào năm 2021. Thị trường tiền số đã tăng cao gấp ba lần kể từ đầu năm, và đạt đỉnh 3 nghìn tỷ USD vào đầu tháng 11 năm 2021
Đối mặt với tình trạng giá cả tăng vọt và sự bất mãn của công chúng thì vào tháng 11 ,chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, ông Jerome Powell đã thừa nhận rằng các nhà hoạch định chính sách đã đánh giá thấp tác động của lạm phát, sau đó đã thận trọng hơn và đề nghị ngừng dùng từ “tạm thời” khi mô tả về lạm phát. Vào tháng 12, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã bắt đầu huy động cuộc chiến chống lạm phát bằng kế hoạch giảm bớt việc mua trái phiếu hàng tháng, đồng thời tăng lãi suất vào năm 2022.
3. Lạm phát trong năm 2022
3. Lạm phát trong năm 2022
Chính sách “diều hâu” do Fed đề xuất đã khiến giá cổ phiếu và tiền số sụt giảm vào đầu năm 2022, khi các nhà đầu tư bắt đầu đánh giá tác động của các điều kiện thanh khoản chặt chẽ đối với tài sản có khả năng nảy sinh rủi ro. Với quá trình lạm phát dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng xuyên suốt năm 2022 và có khả năng sang tận năm 2023, các nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi Fed để tìm thêm manh mối về tiến độ và thời điểm của các đợt tăng lãi suất và cắt giảm tài sản trong tương lai.
Trong môi trường này, Bitcoin liệu có thể chứng minh giá trị của bản thân như một hàng rào ngăn chống lạm phát, hay liệu nó sẽ được giao dịch như một tài sản đầu cơ? Trước sự thất vọng của cộng đồng tiền số, Bitcoin vẫn có hành động giá tương tự với cổ phiếu, nhưng liệu nó có tiếp tục như vậy vào năm 2022 không? Không ai có một câu trả lời chắc chắn ho điều này. Nhưng trong khi chờ đợi xem Bitcoin có đột phá gì mới không, thì vẫn đừng mong quá trình lạm phát này chỉ diễn ra “nhất thời”.