Gitcoin (GTC): Thị trường dành cho việc phát triển nguồn mở
1. Gitcoin là gì?
1. Gitcoin là gì?
Từ góc nhìn hệ tư tưởng, Gitcoin tin rằng phần mềm mã nguồn mở là nền tảng cần thiết trong sự phát triển phần mềm và máy tính hiện đại nói chung. Ra mắt vào tháng 11 năm 2017, nền tảng Gitcoin tìm cách đẩy mạnh sự hợp tác trong các dự án phần mềm mã nguồn mở bằng cách khuyến khích và trao thưởng cho những nhà phát triển, tạo động lực đểhọ thực hiện những dự án khác nhau.
Nhiều nhà phát triển dự án mã nguồn mở thường bỏ ra tài nguyên và công sức mà không được nhận lại số tiền thỏa đáng, vì bản chất của phần mềm mã nguồn mở là miễn phí và mở cửa cho mọi người - Gitcoin được tạo ra với mục đích đền bù cho các nhà phát triển có những đóng góp ý nghĩa vào các ứng dụng phần mềm mã nguồn mở.
Nền tảng Gitcoin tập trung vào việc tài trợ cho các dự án “hàng hóa công cộng”, thường là loại hàng “tiêu dùng chung” và “thông dụng”- nói cách khác, chúng được thiết kế để đem đến lợi ích cho mọi người mà không bắt buộc phải cạnh tranh với nhau.
Ví dụ về các dự án hàng hóa công cộng như: những dự án làm sạch không khí, tạo cơ sở hạ tầng và quyền riêng tư. Tuy nhiên, hầu hết các dự án hàng hóa công cộng được tài trợ bởi Gitcoin đều là các dự án giải quyết vấn đề trong hệ sinh thái blockchain Ethereum.
Ví dụ: có những dự án đang phát triển với mục đích dịch tài liệu nguồn của Ethereum sang nhiều ngôn ngữ khác nhau, những dự án nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của Gitcoin hoàn toàn sang chế độ phân quyền, hay dự án hỗ trợ những nhà phát triển nội dung giáo dục.
Gitcoin tìm cách khuyến khích và cung cấp tài chính cho các nhà phát triển tài năng bằng cách tạo thu nhập cho họ qua các sự kiện hackathons, săn tiền thưởng và trợ cấp cộng đồng. Các nhà phát triển có dự án mà họ muốn thực hiện có thể gửi dự án đó trên nền tảng Gitcoin và thu hút vốn trực tiếp từ những người đóng góp khác, cũng như tham gia vào các cơ hội hàng quý để kiếm thêm tiền thông qua cơ chế quadratic funding đầy sáng tạo của nền tảng.
2. Quadratic funding và Gitcoin Crypto Grants
2. Quadratic funding và Gitcoin Crypto Grants
Quỹ tiền số Gitcoin sẽ được chuyển đến các dự án hàng hóa công cộng thông qua một hệ thống dân chủ, độc quyền được gọi là quadratic funding.
Quadratic funding là một cấu trúc dành cho các chiến dịch huy động vốn cộng đồng, nơi các khoản đóng góp từ các cá nhân nhỏ được kết nối với khoảng tiền tài trợ từ các nhóm quỹ lớn hơn do các mạnh thường quân cung cấp. Các nhóm quỹ không được "kết nối" theo tỷ lệ 1:1, mà là theo một công thức độc quyền. Công thức này hướng đến việc trao thưởng cho các dự án được cộng đồng ủng hộ.
Ví dụ: nếu một dự án xin hưởng trợ cấp nhận được 100 khoản đóng góp trị giá 1 USD, thì dự án đó sẽ dễ được kết nối tới quỹ trợ cấp hơn là dự án nhận được 1 khoản đóng góp trị giá 100 USD.
Quadratic funding được tạo ra nhằm điều chỉnh nhu cầu và tạo động lực từ các khoản tài trợ, những người tìm kiếm nguồn vốn để thực hiện các dự án hàng hóa công cộng và các nhà phát triển. Thông qua quadratic funding, các nhà tài trợ nhỏ lẻ có thể hỗ trợ những dự án hàng hóa công cộng mà họ cho là tốt nhất, từ đó tăng kết nối với các quỹ lớn.
Gitcoin Crypto Grants | Nguồn: d31ygswzsyecnt.cloudfront
Tương tự, các nhà phát triển dự án có thể tận dụng quadratic funding trên nền tảng Gitcoin để huy động tài trợ cho các dự án của mình. Người dùng muốn xin hưởng trợ cấp của phải soạn thảo tiêu đề và mô tả dự án rõ ràng, đồng thời nêu rõ họ có muốn những người đóng góp phải quyên góp tiền bằng một token ERC-20 cụ thể nào đó không (Gitcoin hỗ trợ tất cả các token ERC-20).
Hiện tại, các nhóm kết nối trong cơ chế quadratic funding chủ yếu lấy vốn từ nhóm kết nối chính thức Gitcoin Grants, mặc dù các nhóm kết nối khác vẫn tồn tại và sẽ còn tiếp tục được tạo ra. Người dùng có thể đóng góp quỹ cho các nhóm kết nối để giúp phân bổ vốn cho các dự án phổ biến theo công thức quadratic funding với các lượt kết nối sẽ diễn ra hàng quý.
Tính đến tháng 10 năm 2021, Gitcoin Grants đã thu về khoảng 35 triệu USD cho các dự án hàng hóa công cộng mã nguồn mở, với khoảng 5 triệu USD cho các dự án chuyên về khoảng “săn thưởng” - cũng là một cách khác để các nhà phát triển kiếm thêm lợi nhuận trên Gitcoin.
3. Khoản săn thưởng Gitcoin (Gitcoin Bounty)
3. Khoản săn thưởng Gitcoin (Gitcoin Bounty)
Gitcoin cho phép người dùng góp vốn cho các vấn đề phát triển công nghệ nhất định và tìm nguồn lực từ các nhà phát triển trên nền tảng Gitcoin. Với tư cách là nhà tài trợ cho khoản săn thưởng, người dùng phải cần tạo một vấn đề trên GitHub, tài trợ nó trên Gitcoin (nêu rõ chi tiết dự án, thời gian hoàn thành và những kỳ vọng hay thông tin có liên quan khác), và sau đó những người đóng góp có thể gửi một biểu mẫu ngắn để bày tỏ sự quan tâm của họ trong việc hoàn thành vấn đề.
Những khoảng săn thưởng Gitcoin có thể được cho phép, yêu cầu sự chấp thuận của nhà tài trợ để bắt đầu hoạt động hoặc không cần sự cho phép, cho phép mọi người có thể hoàn thành tiền thưởng bất kỳ lúc nào. Thông qua săn thưởng Gitcoin, các nhà tài trợ có thể chọn tùy ý chọn nhân lực, đặt thời hạn, lịch trình và hủy bỏ bất kỳ lúc nào họ muốn.
Mặt khác, những nhà phát triển có thể làm việc với bất kỳ dự án nào được niêm yết công khai kèm với một “khoản săn thưởng” - số tiền đầu tư cho dự án mà các nhà phát triển có thể nhận được. Tiền thưởng càng lớn, tiền công theo giờ càng cao.
Ví dụ: một dự án có tiền thưởng từ 1,500 đến 5,000 USD có thể tương quan với tỷ lệ tiền công từ 50 đến 195 USD/giờ. Đối với các dự án có tiền thưởng từ 5,000 đến 50,000 USD, tiền công theo giờ sẽ lên tới 125 đến 250 USD/giờ.
Mức lương theo giờ cũng biến động tùy theo kỹ năng và ngôn ngữ lập trình được yêu cầu sử dụng.
Ví dụ: các dự án yêu cầu kỹ năng lập trình máy tính cơ bản như CSS và HTML có mức lương thấp hơn so với các ngôn ngữ nâng cao hơn như JavaScript và Solidity.
4. Quản trị cộng đồng thông qua Gitcoin Token (GTC)
4. Quản trị cộng đồng thông qua Gitcoin Token (GTC)
Token quản trị của Gitcoin gọi là GTC, là loại token đươc phát triển theo chuẩn ERC-20 dành cho quản trị nền tảng cộng đồng. Nó sở hữu tổng nguồn cung tối đa là 100 triệu token GTC, và được phân bổ như sau:
15% được phân phối trong một đợt retroactive airdrop cho người dùng trên nền tảng.
35% được phân phối cho các bên liên quan hiện tại.
50% sẽ được phân phối bởi tổ chức tự trị phi tập trung Gitcoin (DAO).
Mục đích của việc phân phối token GTC là để thưởng cho những người dùng đã ủng hộ Gitcoin từ trước, cũng như những người đóng góp trong tương lai. Các đợt retroactive airdrop được gửi tới những người dùng nền tảng đời đầu có tham gia các hoạt động như treo thưởng nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, mở trợ cấp hoặc đóng góp cho một khoản tài trợ, cùng nhiều hoạt động khác.
GTC được phân phối cho các bên liên quan nhằm phân bổ cho nhóm sáng lập, nhà đầu tư, nhân viên và đối tác chiến lược. Các token GTC của Gitcoin DAO được quản lý bởi một ‘kho bạc’ do cộng đồng điều hành và trở nên sẵn có trong các khoản trả góp hàng tháng như nhau cho đến khoảng tháng 5 năm 2023 khi tất cả 50 triệu token GTC này được mở khóa.
Gitcoin chịu sự quản lý của DAO, nơi người dùng có thể trở thành một quản trị viên trên nền tảng bằng sử dụng đòn bẩy cho token Gitcoin của họ để đề xuất và bỏ phiếu cho những ý kiến khác nhau trên nền tảng. Gitcoin hiện đang chuyển sang một bộ máy hoàn toàn phi tập trung, nơi mọi quyền quản trị nền tảng sẽ được giao cho cộng đồng.
Gitcoin Token | Nguồn: wiki.tino
Kể từ tháng 10 năm 2021, quá trình chuyển đổi này đang được dẫn dắt bởi các “quản giáo” cộng đồng, đây là những người được chọn lọc và sở hữu nhiều tư chất phù hợp với sứ mệnh và giá trị của Gitcoin, cũng như luôn sẵn sàng đóng góp cho hệ sinh thái số Gitcoin từng ngày. Những quản giáo Gitcoin sẽ được giao nhiệm vụ đầu tiên là thiết lập các chính sách xung quanh Gitcoin Grants.
Các phương pháp giải quyết chính của quy trình quản trị Gitcoin xoay quanh một số “dòng công việc” được định sẵn - nói dễ hiểu thì đây là danh sách các chủ đề giúp các thành viên cộng đồng có thể xác định và gửi đề xuất dễ hơn. Hiện tại, các dòng công việc chính bao gồm:
Tài trợ hàng hóa công cộng: Kêu gọi cộng đồng tài trợ cho hàng hóa công và đặt ra tiêu chí cho các đợt tài trợ khác nhau.
Tạo mô hình hàng hóa công cộng: Tạo ra phương pháp sử dụng mô hình kiến trúc độc đáo của Gitcoin trong việc xây dựng các giải pháp cho các vấn đề hàng hóa công cộng.
Bảo vệ khỏi tấn công mạo nhận: Tạo ra các giải pháp để ngăn chặn Gitcoin trở nên nhạy cảm với các cuộc tấn công mạo nhận.
Phi tập trung hóa: Giúp kiến trúc cấu tạo của Gitcoin trở nên mô-đun và đơn giản hóa nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho việc quản trị cộng đồng.
5. Tương lai của Hệ sinh thái Gitcoin
5. Tương lai của Hệ sinh thái Gitcoin
Gitcoin đã chứng minh hiệu suất trong việc tăng tốc phát triển phần mềm mã nguồn mở trong blockchain bằng cách mở ra một nền tảng cho cộng đồng các nhà tài trợ và nhà phát triển quan tâm đến việc chung tay xây dựng một internet rộng lớn hơn. Một nền tảng được thiết kế để tập trung nguồn vốn cho các dự án mã nguồn mở thông qua hệ thống quản trị mở, Gitcoin tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của Web 3.0.