Giao thức Plasma là gì? Những lợi ích của Giao thức Plasma
1. Giao thức Plasma là gì?
1. Giao thức Plasma là gì?
Giao thức Plasma là giải pháp mở rộng thị trường tiền số, được thiết kế nhằm tăng tốc độ xử lý giao dịch của Blockchain. Giao thức được đề xuất bởi Vitalik Buterin và Joseph Poon vào tháng 8 năm 2017.
2. Giao thức Plasma hoạt động như thế nào?
2. Giao thức Plasma hoạt động như thế nào?
Giao thức Plasma được thiết lập theo kết cấu gồm các chuỗi nhánh dạng cây. Cấu trúc này được phân theo thứ bậc, liên kết nhiều chuỗi nhỏ với một chuỗi gốc. Mỗi chuỗi nhỏ sẽ chịu trách nhiệm xử lý một tập hợp các giao dịch và các giao dịch này được cam kết định kỳ cho chuỗi gốc.
Được xây dựng dựa trên ứng dụng Smart Contract, do đó, các Smart Contract sẽ chịu trách nhiệm quản lý chuỗi Plasma và đảm bảo rằng nó hoạt động chính xác.
Khi người dùng muốn tương tác với chuỗi Plasma, thì phải gửi tiền vào một Smart Contract trên chuỗi gốc. Smart Contract sẽ tạo ra một mã định danh duy nhất cho tiền của người dùng, sau đó mã này được sử dụng để theo dõi số dư của người dùng trên chuỗi Plasma. Sau khi tiền của người dùng được gửi vào chuỗi Plasma, thì họ có thể giao dịch với những người dùng khác trên chuỗi. Các giao dịch này được xử lý nhanh chóng và hiệu quả nhờ vào thiết kế của chuỗi Plasma.
Khi người dùng muốn rút tiền từ chuỗi Plasma, thì phải gửi yêu cầu rút tiền tới hợp đồng thông minh trên chuỗi gốc. Sau đó, chuỗi gốc xác minh yêu cầu và sẽ gửi tiền của người dùng trở lại ví Ethereum của họ.
Hình ảnh minh họa về kiến trúc của Plasma | Nguồn: Hackernoon
3. Lợi ích của Giao thức Plasma là gì?
3. Lợi ích của Giao thức Plasma là gì?
Giao thức Plasma làm tăng khả năng mở rộng của mạng blockchain bằng cách cho phép tạo chuỗi con có thể xử lý giao dịch nhanh hơn và hiệu quả hơn chuỗi gốc.
Giao thức Plasma đảm bảo rằng tất cả các giao dịch được cam kết với chuỗi gốc, khiến các tác nhân độc hại khó xâm nhập mạng hơn.
Ngoài ra, Giao thức Plasma còn cung cấp một khung mô-đun linh hoạt có thể được tùy chỉnh để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của các mạng chuỗi khối khác nhau. Do đó, giao thức Plasma được sử dụng để cải thiện khả năng mở rộng và hiệu quả của một loạt các mạng blockchain, bao gồm Ethereum và các mạng phổ biến khác
4. Ưu điểm và hạn chế của Ethereum Plasma
4. Ưu điểm và hạn chế của Ethereum Plasma
Ưu điểm
- An toàn - Giao thức Plasma cũng sử dụng blockchain Ethereum làm lớp quyết định. Trong trường hợp có nguồn độc hại xâm nhập, người dùng vẫn có thể quay lại một nguồn đáng tin cậy là chuỗi chính. Mạng lưới tổng của Ethereum và các chuỗi con được liên kết với nhau thông qua các hợp đồng gốc. Đây chỉ là các hợp đồng thông minh trên blockchain Ethereum khi đã bao gồm các quy tắc hướng dẫn mỗi chuỗi con.
- Biện pháp bảo vệ người dùng - Các hoạt động độc hại thường tập trung xung quanh những chuỗi con được kiểm soát chủ yếu bởi các cơ quan trung tâm. Trong các blockchain khác như DPoS hoặc PoA ít được chế tạo và xác thực, khiến chúng dễ bị xâm nập hơn. Vì thế, giao thức Plasma là một biện pháp bảo vệ người dùng khỏi những rủi ro bằng cách cho phép người dùng gửi các bằng chứng gian lận liên quan đến hành động nào mang tính độc hại.
Nhược điểm
Nhược điểm lớn nhất của Giao thức Plasma là thời gian hơn rút tiền lâu hơn so với các giao thức khác. Ví dụ như giao thức State Channels cho phép người dùng rút tài sản bất cứ lúc nào, nhưng với Plasma, người dùng sẽ phải đợi một khoảng từ 7 đến 14 ngày.