GameFi là gì và nó hoạt động ra sao?

GameFi đề cập đến các trò chơi (game) có nền tảng từ blockchain, nó cung cấp động lực kinh tế cho game thủ bằng cách trao tặng nhiều phần thưởng như tiền số, đất ảo, NFTs và các tài sản kỹ thuật số khác. Trước đây, những loại trò chơi điện tử thường được tổ chức trên các máy chủ tập trung, có nghĩa là người dùng thường phải trả phí đăng ký hoặc phí truy cập vào nền tảng. Ngược lại, các loại trò chơi tài chính (GameFi) sẽ được xây dựng trên công nghệ blockchain, loại bỏ sự cần thiết của một tổ chức hoặc cơ quan trung ương. Để thay thế cho những cơ quan trung gian này, GameFi tích hợp nhiều yếu tố từ token không thể thay thế (NFTs), chơi game kiếm tiền (P2E), tài chính phi tập trung (DeFi) và metaverse để mang lại trải nghiệm chơi game độc ​​đáo. Kết quả từ toàn bộ quá trình này là một mô hình cho phép người chơi duy trì quyền sở hữu tài sản mà họ có trong game, từ đó mang lại cơ hội kiếm thêm thu nhập.

Tương tự như các hệ thống trực tuyến ngày nay, trò chơi điện tử truyền thống cũng được tổ chức trên các máy chủ tập trung thuộc sở hữu của các công ty sản xuất game. Những ‘ông lớn’ này duy trì toàn bộ quyền hành trong game mà họ tạo ra, đặt ra những điều lệ và định hình cách người dùng chơi game. Ngoài ra, cấu trúc tổ chức tập trung cũng giúp các công ty game nắm giữ toàn bộ các khoản giao dịch diễn ra trong game. Khiến những món đồ này không hề có giá trị ngoài đời thực.

Ngược lại, bản chất phi tập trung của GameFi đảm bảo rằng người chơi sẽ được sở hữu mọi sản phẩm mà họ đang có trong game. GameFi đề cập đến các trò chơi dựa trên blockchain, chúng khuyến khích và tạo động lực cho game thủ bằng cách trao thưởng tiền số, đất ảo, token không thể thay thế (NFT) và các tài sản kỹ thuật số khác. Người chơi sẽ được tặng thưởng khi làm nhiệm vụ, thăng hạng GameFi, hoặc khi đi qua nhiều tiến trình khác nhau trong game.

GameFi có khối lượng game đa dạng và phong phú, từ những game đơn giản như xổ số, cho tới những game nhiều người chơi với cơ chế phức tạp, với hàng trăm vật phẩm trong game khác nhau với đa dạng môi trường ảo khác nhau.

Về mặt kỹ thuật, GameFi là sự kết hợp từ nhiều tính năng bên trong hệ sinh thái blockchain, bao gồm NFTs, chơi game kiếm tiền (P2E), tài chính phi tập trung (DeFi) và metaverse. Dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích từng yếu tố làm nên GameFi.

Token không thay thế (NFT)

Trong các game truyền thống, người chơi thường mua các sản phẩm ảo trong game nhằm nâng cấp một số yếu tố cho game. Ví dụ, người chơi có thể mua các loại vật phẩm trang trí nhân vật như quần áo, hoặc các sản phẩm tăng chỉ số như vũ khí tốt hơn. Tuy nhiên, những vật phẩm này thường được giới hạn trong một trò chơi nhất định hoặc một môi trường ảo cụ thể, nghĩa là người chơi chỉ có thể sử dụng vật phẩm đó tại nơi đã mua chúng.

Ngược lại, các game dựa trên blockchain sẽ ‘token hóa’ các tài sản trong game, có nghĩa là mỗi sản phẩm sẽ được gán với một NFT duy nhất. Do đó, người chơi có thể mua tài sản trong game tại bất kỳ đâu và có thể chuyển chúng qua các môi trường game khác nhau. Người chơi cũng có thể trao đổi các token GameFi này trên các thị trường thứ cấp mà vẫn giữ được giá trị của khoản đầu tư ban đầu. Các game blockchain nổi tiếng như Axie InfinityDecentraland đã cho thấy lợi ích của việc nắm giữ tài sản trong game dưới dạng P2E NFTs.

Chơi game kiếm tiền (P2E)

Với mô hình game P2E, người chơi có quyền kiểm soát tài sản mà họ sở hữu trong game và được trao cơ hội kiếm thêm lợi nhuận. Ví dụ: trong game Axie Infinity, người chơi sẽ sử dụng NFTs được gọi là Axies của mình để kiếm token Sweet Love Potion (SLP) thứ dùng cho việc tạo thêm những Axie mới.

Tương tự như bản gốc, những Axie mới tạo bằng SLP vẫn có thể được trao đổi trên thị trường thứ cấp để kiếm lời. Ngoài ra, game cũng thưởng token AXS cho người chơi mỗi khi họ đạt tới một cấp bậc cụ thể. Tóm lại, người chơi sẽ được thưởng chỉ bằng việc duy trì quyền sở hữu tài sản trong game, và đây cũng chính là những lợi ích cốt lõi của game P2E.

Mặc dù hầu hết các game P2E không bắt bạn phải đầu tư trước khi chơi, nhưng không phải game nào cũng vậy. Vì lý do này, người chơi phải luôn giữ thận trọng và chắc chắn rằng họ hiểu rõ cách mà game hoạt động, người tạo ra và điều hành nó, cũng như so sánh khoản đầu tư bạn sẽ bỏ ra và phần thưởng thu được sau khi chơi.

Tài chính phi tập trung (DeFi)

Trong một số trường hợp, các dự án tiền số GameFi cũng tích hợp một vài chức năng lĩnh vực tài chính phi tập trung như hoán đổi (swapping), khai thác lợi suất (yield farming) và đào tiền số (mining). Ví dụ: người chơi có thể stake token P2E mà họ sở hữu để nhận được nhiều lợi ích như: kiếm phần thưởng, tham gia vào các cấp độ cao hơn, mở khóa những vật phẩm độc nhất.

Ngoài ra, một số dự án GameFi cũng đã thành lập các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) để giúp hướng dẫn phát triển game. Từ đó cho phép người chơi tham gia vào những quyết định lớn của những loại GameFi này, khiến nền tảng trở nên phi tập trung hơn.

Metaverse

Khái niệm metaverse đã khiến GameFi trở nên phức tạp hơn. Một số dự án game P2E như Decentraland, The Sandbox và Upland bán đất ảo dưới dạng NFTs, cho phép người chơi xây dựng thỏa thích trên các mảnh đất này.

Ví dụ: My Neighbor Alice sử dụng mô hình tiền số P2E, nó cho chủ đất quyền cho thuê, bán đất, hoặc nhận thưởng khi nắm giữ nó.

Cách hoạt động của GameFi | Nguồn: media-cdn.gameaz

Cách hoạt động của GameFi | Nguồn: media-cdn.gameaz

Ngành công nghiệp GameFi đã có ​​sự phát triển vượt bậc trong năm 2021, và sẽ còn tiếp diễn trong năm 2022. Tính đến tháng 5 năm 2022, DappRadar đã liệt kệ danh sách với hơn 1.600 game blockchain có mặt trên thị trường. Nhưng cũng cần lưu ý rằng những game được liệt kê ơ trên có mặt tại nhiều blockchain khác nhau, bao gồm Ethereum, Polygon, Harmony, Solana và BNB Chain (BNB). Khi ngày càng có nhiều game thủ biết đến công nghệ blockchain, tương lai GameFi sẽ càng phổ biến và rộng mở hơn.