Vàng hay Bitcoin - Đâu là khoảng đầu tư tốt hơn?

Bitcoin là loại tài sản được nhắc đến nhiều nhất trong thập kỷ vừa qua. Với danh hiệu 'vàng điện tử’, Bitcoin được xây dựng bằng công nghệ blockchain mang đầy tính cách mạng và được tung ngay sau cuộc Khủng hoảng Tài chính Toàn cầu kết thúc, tiền số nổi tiếng nhất thế giới đã từ một kẻ vô danh trở thành cái tên có trên mọi mặt báo. Điều này cũng không quá kinh ngạc bởi Bitcoin đã có sự tăng trưởng giá ngoạn ngục vào năm 2021 khi giá trị của nó chạm đỉnh ở mức 65.000 USD. Do sự tăng trưởng này diễn ra trùng với một khoảng thời gian dài gần một thập kỷ, lúc mà giá vàng mua bằng USD đang đi ngang, thì một số nhà phân tích khẳng định Bitcoin đang dần thay thế cho kim loại quý, và trở thành một loạn tài sản trú ẩn an toàn vừa là loại tiền tệ mới. Mặc dù chúng tôi không có ác cảm gì với Bitcoin, nhưng hiện vẫn còn quá sớm để khẳng định nó hoặc bất kỳ loại tiền số nào khác có thể thay thế được vàng. Chúng tôi sẽ giải thích lý do cho lời nói trên bằng cách sử dụng báo cáo chi tiết và so sánh vàng và Bitcoin dựa 6 yếu tố chính như: Quy mô thị trường. Tính thanh khoản. Chi phí đầu tư. Biến động và giảm giá. Quản trị và quy định. Yếu tố ESG. Dù Bitcoin đang là vấn đề được nhiều người nhắc đến, vàng vẫn chiếm thế thượng phong khi xem xét các yếu tố trên.

Bài báo cáo phân tích rủi ro so với lợi nhuận của vàng và Bitcoin cho thấy rằng trong khi Bitcoin tăng trưởng lớn hơn, nó cũng biến động nhiều hơn vàng. Hơn hết, Bitcoin cũng chưa có quá nhiều thành tích để có thể là một kho lưu trữ an toàn, và thường hoạt động kém hiệu quả hơn thị trường chứng khoán trong giai đoạn sụt giảm giá trị.

Mặt khác, vàng có vô vàn thành tích với tư cách là kho lưu trữ tài sản an toàn, ngay cả trong thời kỳ lạm phát cao hơn (vàng có lợi nhuận trung bình khoảng 15%/năm và vẫn sinh lơi nhuận hơn 3%/năm trong thời kỳ lạm phát), và trong các giai đoạn thị trường chứng khoán bán tắt.

Những gì chúng ta đã thấy vào năm 2022 cho đến nay là một ví dụ hoàn hảo về điều này (xem biểu đồ bên dưới), với vàng trị của vào cao hơn thị trường chứng khoán Mỹ khoảng 20% (tính theo USD).

Giá vàng USD và chỉ số giá S&P 500 hiệu suất từ ​​đầu năm (%) đến ngày 11 tháng 3 năm 2022. (Nguồn: Perth Mint, MarketWatch, World Gold Council)

Đây chỉ là một trong những ví dụ dựa trên lý thuyết việc vàng cung cấp sự bảo vệ danh mục đầu tư khi nó cần thiết nhất và nêu bật lý do tại sao các nhà đầu tư muốn quản lý rủi ro có khả năng thích nắm giữ kim loại quý hơn Bitcoin trong danh mục đầu tư của họ.

Bản báo cáo cũng đặt ra sáu câu hỏi chính liên quan tới Bitcoin mà theo chúng tôi thì cần phải có lời giải, bao gồm mức độ phi tập trung của Bitcoin, và liệu nguồn cung cố định của nó có thực sự là một đặc điểm được nhiểu người mong muốn trong lĩnh vực tiền tệ hay không.

Cạnh tranh là một yếu tố khác cũng cần xem xét, với việc Bitcoin mất đi thị phần trong hệ sinh thái tiền số trong vài năm qua, trong khi quy luật giảm dần cho rằng hiệu suất ngoạn ngục mà Bitcoin đạt được sẽ không thể lặp lại trong tương lai.

Bài báo cũng xem xét 'các trường hợp sử dụng' đối với Bitcoin, lưu ý rằng mặc dù nó có thể được sử dụng như một đường ống thanh toán không được kiểm soát, nhưng Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia năm 2021 đã phát hiện ra rằng "90% khối lượng giao dịch trên blockchain Bitcoin không bị ràng buộc với các hoạt động kinh tế có ý nghĩa nào”.

Nói cách khác, Bitcoin hoàn toàn là một công cụ để đầu cơ và giao dịch.

Hiệu ứng mạng là hiện tượng mà khi một thứ gì đó (như một nền tảng truyền thông xã hội hoặc công cụ tìm kiếm) càng ngày càng có nhiều giá trị khi lượng người dùng gia tăng. Dưới đây là bảng minh họa hiệu ứng mạng.

HIỆU ỨNG MẠNG - VIỄN THÔNG

# Người sở hữu điện thoại

# Những cuộc gọi có thể thực hiện

1

0

2

1

3

3

4

6

5

10

10

45

100

4950

Những người ủng hộ Bitcoin thường đề cập đến khái niệm này, cho rằng khi số lượng người sử dụng Bitcoin ngày càng tăng thì giá trị của nó cũng phải tăng theo. Các nhà đầu tư vàng và Bitcoin có thể muốn đặt câu hỏi về điều này.

Để giải thích lý do tại sao, hãy giả sử 12 người bạn quen nhau trong trường học vào cuối những năm 1990 đều kết nối lại thông qua nền tảng truyền thông xã hội (SMP) vào năm ngoái, với một người bạn sẽ tham gia mỗi tháng.

Trong khi 11 người bạn đầu tiên có thể cùng nói cười trong năm đầu tiên, thì người bạn thứ 12 sẽ nhận được tiện ích tương tự khi tham gia, dù họ là người kết nối sau cùng. Điều quan trọng là trải nghiệm của tất cả bạn bè được cải thiện khi người bạn thứ 12 tham gia, tăng cường hiệu ứng mạng của SMP.

Bây giờ, giả sử rằng khi tham gia SMP, mỗi người bạn cũng mua 10.000 USD Bitcoin, với giá tăng từ 5.000 USD đến 60.000 USD theo phương thức tuyến tính mỗi tháng. Dưới đây là bảng số liệu Bitcoin mà mỗi người bạn sở hữu và giá trị họ sẽ nhận được từ nó nếu giá tăng gấp đôi sau lần mua của người bạn thứ 12.

GIÁ TRỊ ĐẦU TƯ BITCOIN CHO 12 NGƯỜI BẠN - VÍ DỤ GIẢ ĐỊNH

Bạn

Giá Bitcoin tại thời điểm mua

(tính bằng USD)

Số tiền đầu tư (tính bằng USD)

Số Bitcoin mua được

Giá trị hiện tại của khoản đầu tư Bitcoin

Giá trị của khoản đầu tư nếu Bitcoin lãi gấp đôi

#1

5,000

10,000

2.00

120,000

240,000

#2

10,000

10,000

1.00

60,000

120,000

#3

15,000

10,000

0.67

40,000

80,000

#4

20,000

10,000

0.50

30,000

60,000

#5

25,000

10,000

0.40

24,000

48,000

#6

30,000

10,000

0.33

20,000

40,000

#7

35,000

10,000

0.33

20,000

40,000

#8

30,000

10,000

0.25

15,000

30,000

#9

45,000

10,000

0.22

13,333

26,667

#10

50,000

10,000

0.20

12,000

24,000

#11

55,000

10,000

0.18

10,909

21,818

#12

60,000

10,000

0.17

10,000

20,000

Khi bạn cho rằng trường hợp sử dụng chính của Bitcoin là đầu cơ, thì rõ ràng là 12 người bạn sẽ không cùng nhận được tính tiện ích giống như tài khoản SMP của họ.

Cũng cần lưu ý rằng trong nhiều trường hợp, các công nghệ phát triển hiệu ứng mạng thực sự làm như vậy vì chúng mang lại giá trị đồng tiền tốt hơn khi cơ sở người dùng mở rộng.

Ví dụ: hãy xem xét rằng ở Hoa Kỳ, một số nghiên cứu cho thấy phí dịch vụ điện thoại không dây đã giảm hơn 50% trong 25 năm qua. Một bài báo của Ngân hàng Dự trữ Úc vào năm 2020 cũng cho thấy giá đo lường của điện thoại di động đã giảm 18% kể từ giữa năm 2015.

Việc xây dựng thứ gì đó còn khó hơn nhiều, chưa nói đến việc duy trì hiệu ứng mạng, nếu chi phí cho mỗi người dùng mới tăng lên. Tuy nhiên, đó chính xác là giả thuyết về trường hợp tăng giá của Bitcoin được xây dựng dựa trên.

Tuy Bitcoin có rủi ro vô cùng lớn, nhưng chúng tôi không đồng ý với quan điểm của những người đơn giản hóa Bitcoin và gọi nó là mô hình Ponzi. Chúng tôi cũng nghĩ rằng nó có thể cùng tồn tại với vàng.

Thật vậy, do các tài sản như vàng và Bitcoin chỉ chiếm khoảng 3% tổng tài sản tài chính toàn cầu (một tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn nhiều so với mức đã thấy trong những thập kỷ trước), chúng tôi sẽ không ngạc nhiên khi thấy cả hai đều sẽ còn tăng trưởng trong tương lai.

Trong khi nhiều người còn tranh luận về việc vàng và Bitcoin sẽ xảy ra một cuộc chiến đi vào huyền thoại, với những người lớn tuổi thích vàng hơn và các nhà đầu tư trẻ tuổi ưa chuộng Bitcoin, thì thực tế có thể sẽ đa dạng hơn một chút.

Dữ liệu cho quỹ ETF Perth Mint Gold (ASX: PMGOLD) cho thấy số lượng các nhà đầu tư nhỏ tăng dần theo thời gian, với tỷ lệ các nhà đầu tư sở hữu 100 PMGOLD trở xuống tăng từ mức chỉ 5% tổng số cổ đông trong năm 2015 lên tới 17% vào năm ngoái.

Biểu đồ Cổ phiếu của những nhà đầu tư ASX: PMGOLD sở hữu ít hơn 100 PMGS. (Nguồn: Perth Mint)

Các nhà đầu tư trẻ tuổi đang dần bước vào cuộc hành trình đầu tư, bằng những lượng vốn nhỏ, đó là lý do khiến nhóm các nhà đầu tư nhỏ ngày càng tăng có nhiều thành viên trẻ tuổi hơn. Nhiều người có thể yêu thích Bitcoin, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy họ ghét vàng.