Phân tích kỹ thuật tiền số là gì? Giải thích 6 chỉ báo kỹ thuật
1. Phân tích kỹ thuật là gì?
1. Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật tiền số là quá trình sử dụng các chỉ số toán học để đánh giá các xu hướng thống kê nhằm dự đoán hướng giá trong thị trường tiền số. Điều này được thực hiện bằng cách xem xét các thay đổi giá trong quá khứ và dữ liệu khối lượng để xác định cách thị trường hoạt động và dự đoán ảnh hưởng của chúng đến giá của tiền số trong tương lai.
Các phương pháp phân tích kỹ thuật đánh giá thị trường tiền số và xác định những cơ hội giao dịch thông qua các xu hướng và mô hình giá trên biểu đồ. Chúng dựa trên niềm tin rằng hoạt động giao dịch trong quá khứ của tiền số và những thay đổi về giá là những chỉ số có giá trị trong việc xác định giá và hoạt động trong tương lai.
2. Ba giả thiết cơ bản đằng sau phân tích kỹ thuật
2. Ba giả thiết cơ bản đằng sau phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật tiền số thường dựa trên 3 giả thiết, đó là:
Thị trường tự giảm giá
Giả định này cho rằng mọi tác nhân ảnh hưởng tới giá trị tiền số trên thị trường nằm trong chính loại tiền số đó. Giá trị tiền số sẽ cho bạn biết mọi thứ về loại tài sản này. Bạn không cần phải xem xét các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tài sản tiền số để xác định biến động giá của nó.
Ví dụ: giả sử bạn nhận thấy rằng giá của một loại tiền số đang giảm. Bạn có thể sử dụng thông tin trong biểu đồ, chẳng hạn như mô hình nến, mức độ giảm giá, và các thông tin kỹ thuật khác để biết liệu có nên đầu tư vào coin đó tại thường điểm này không.
Giá biến động theo xu hướng
Giá biến động theo xu hướng. (Nguồn: MakeUseOf)
Hành động giá luôn có những xu hướng, ngay cả trong các hoạt động thị trường tiền số ngẫu nhiên và trong mọi khung thời gian. Những cây nến xanh và đỏ biểu thị khung xu hướng và hướng di chuyển của giá.
Giá cả thường di chuyển theo một đường nào đó. Biến động giá trong tương lai có nhiều khả năng di chuyển theo một xu hướng đã dự doán trước. Xu hướng giá có thể tăng, giảm hoặc đi ngang (về phía bên phải).
Lịch sử lặp lại
Bản chất lặp đi lặp lại của thị trường tiền số có nghĩa là việc phân tích các hướng giá trong quá khứ có thể giúp bạn dự đoán các chuyển động thị trường trong tương lai.
Các bên tham gia thị trường thường có những phản ứng nhất quán đối với những diễn biến của thị trường theo thời gian. Mặc dù một số mẫu biểu đồ đã hình thành từ lâu, chúng rất quan trọng bởi có nhiều khả năng biến động thị trường này sẽ xảy ra lần nữa.
3. Sáu công cụ và chỉ báo phân tích kỹ thuật cơ bản
3. Sáu công cụ và chỉ báo phân tích kỹ thuật cơ bản
Sáu công cụ và chỉ báo sau đây thường được sử dụng để tiến hành phân tích kỹ thuật tiền số khi giao dịch.
Biểu đồ nến nhật
Biểu đồ nến nhật được nhiều nhà giao dịch ưa dùng bởi chúng hiển thị khá nhiều thông tin về chuyển động giá. Mỗi cây nến sẽ đại diện cho một khung thời gian tùy chọn nhất định. Vì vậy, nếu bạn đang sử dụng biểu đồ nến nhật với khung thời gian là bốn tiếng, mỗi cây nến sẽ đại diện cho sự biến động của giá sau mỗi bốn tiếng.
Mỗi cây nến được cấu tạo từ thân nến và bóng nến. Phần thân có hai màu là xanh (tăng) hoặc đỏ (giảm).
Những cây nến màu xanh cho thấy giá đóng cửa (close) cao hơn giá mở cửa (open). Phần đáy của thân nến xanh biểu thị giá mở cửa trong khi phần đỉnh biểu thị giá đóng cửa. Mặt khác, các cây nến đỏ cho thấy giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa. phần bóng nến cho biết giá cao và thấp như thế nào trong khung thời gian - đỉnh của bóng nến hiển thị giá cao nhất, trong khi đáy của bóng nến hiển thị giá giao dịch thấp nhất.
Biểu đồ nến nhật. (Nguồn: MakeUseOf)
Hỗ trợ và kháng cự
Hiểu được mức hỗ trợ và mức kháng cự sẽ giúp bạn dễ dàng diễn dãi các cột mốc quan trọng của biểu đồ. Hỗ trợ và kháng cự là các mức giá cụ thể mà thị trường tiền số khó vượt qua. Mức hỗ trợ là điểm mà giá ngừng di chuyển xuống thấp hơn, trong khi mức kháng cự là điểm mà giá thị trường không thể tăng thêm nữa.
Mức hỗ trợ là nơi mà giá trị của một tài sản được bật lên; một khi thị trường giảm đến điểm đó, nó sẽ tăng trở lại. Mặt khác mức kháng cự sẽ đóng vai trò là một rào chắn, một khi giá tăng lên mức kháng cự, nó sẽ lại bị giảm.
Hỗ trợ và kháng cự. (Nguồn: MakeUseOf)
Khi đã xác định được thế nào là mức hỗ trợ và kháng cự, bạn có thể dùng chúng để dự đoán giá thị trường. Khi giá tăng mạnh và đạt tới mức kháng cự, nó sẽ có nguy cơ ngưng lại và bị tụt giá, trong khi mức hỗ trợ là nơi có khả năng xuất hiện mô hình nến đảo chiều (một đợt tăng giá)
Đường xu hướng
Đường xu hướng được vẽ ra để hình dung các xu hướng sẽ xuất hiện trên thị trường với các hình dáng khác nhau. Các nhà giao dịch thường vẽ ra nhiều đường xu hướng để có cái nhìn tổng quát về xu hướng. Đường xu hướng là một đoạn thẳng nối các điểm giá trên đỉnh (hoặc đáy) với nhau. Càng có nhiều điểm giá kết nối với đường thẳng thì xu hướng càng lớn.
Đường trung bình động
Đường trung bình động giúp bạn theo dõi xu hướng giá bằng cách lấy trung bình giá của một loại tài sản tại một khoản thời gian tự chọn trong quá khứ. Bạn có thể tự chọn khoảng thời gian phù hợp để tìm ra những tín hiệu đáng tin cậy trên biểu đồ giao dịch thời gian thực. Đường trung bình động cung cấp thông tin chi tiết về xu hướng thị trường và giúp xác định mức giá tốt để tham gia giao dịch.
Có hai loại đường trung bình phổ biến: đường trung bình động đơn giản, nó sẽ lấy mức trung bình của tổng giá trong một khoảng thời gian tùy chọn cụ thể. Và đường trung bình động hàm mũ, nó sẽ chú trọng các mức giá gần đây hơn mà không xem xét các biến động giá trước đó. Các đường trung bình động được sử dụng phổ biến nhất là đường trung bình động 10,20,30,50, 100 và 200 ngày.
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)
RSI là một chỉ báo dao động cho biết mức độ biến động giá của một loại tài sản. Nó có phạm vi từ 0 đến 100. Khi chỉ số RSI của tài sản dưới 30 nghĩa là thị trường quá bán, và khi chỉ số RSI di chuyển trên 70 thì tài sản đang quá mua. Trạng thái quá mua là một tín hiệu nên bán tài sản, còn trạng thái quá bán lại là cơ hội để mua chúng.
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI). (Nguồn: MakeUseOf)
Chỉ báo Bollinger Band
Chỉ báo này cũng giúp bạn đo lường biến động thị trường tiền số. Bollinger band được cấu tạo bằng những đường trung bình động đơn giản có chu kỳ 20 ngày bằng cách cộng và trừ độ lệch chuẩn khỏi đường trung bình động. Giá thị trường nằm trên Bollinger band cho thấy hiện tượng quá mua, và nếu nó nằm dưới Blolinger band nghĩa là đang quá bán.
4. Những hạn chế của phân tích kỹ thuật
4. Những hạn chế của phân tích kỹ thuật
- Nhiều người chỉ trích quá trình phân tích kỹ thuật tiền số là bởi lịch sử không lặp lại theo cùng một hướng, điều này khiến cho việc phân tích kỹ thuật không chính xác. Những người phàn nàn này tin rằng các mô hình giá cũng không quá hữu ích.
- Một lời chỉ trích khác là do quá trình phân tích kỹ thuật chỉ hoạt động trong một vài trường hợp với kết quả thiếu ổn định.
- Phân tích kỹ thuật cũng chỉ là quá trình nghiên cứu các mẫu biểu đồ và xu hướng thị trường. Nó bỏ qua toàn bộ khía cạnh nghiên cứu cách thức hoạt động của cộng đồng tiền số hoặc các yếu tố cơ bản khác ảnh hưởng đến giá.
- Các phân tích kỹ thuật tiền số chỉ phù hợp và chính xác khi thị trường đang di chuyển theo một hướng nhất định. Nó không thể dự đoán chuyển động của tài sản cần phân tích nền tảng cơ bản.
5. Phân tích kỹ thuật thôi là chưa đủ
5. Phân tích kỹ thuật thôi là chưa đủ
Các công cụ và chỉ báo kỹ thuật được đề cập ở trên sẽ là những thứ hữu ích cho chiến lược giao dịch tiền số của bạn. Nhiều nhà giao dịch dựa vào phân tích kỹ thuật tiền số để đưa ra quyết định giao dịch. Trên thực tế, một số nhà giao dịch chỉ tin dùng phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, kết hợp phân tích kỹ thuật và phân thích cơ bản được xem là một phương pháp giao dịch hợp lý hơn.
Phân tích kỹ thuật cung cấp thông tin về xu hướng thị trường, đặc biệt là xu hướng ngắn hạn, trong khi phân tích cơ bản thường cung cấp thông tin xu hướng thị trường dài hạn. Thực hiện phân tích cơ bản cũng sẽ giúp bạn nhận thức được những tâm lý thị trường trong ngắn hạn. Sự kết hợp giữa phân tích kỹ thuật và cơ bản sẽ cho kết quả giao dịch tốt hơn.