NEM XEM
$0.03 +1.97%
1,033 VND
  • Vốn hóa thị trường 9.29 nghìn tỷ $311,688,000 0.16%
  • Vốn hóa trong 24h qua 2.43 nghìn tỷ $5,983,510 1.97%
Nguồn cung ngoài thị trường 9,000,000,000 XEM 100%
Tổng nguồn cung tối đa phát hành 9,000,000,000 XEM
Tổng nguồn cung tối đa 9,000,000,000 XEM
Cập nhật lúc 14:02 - 08/02/2024

NEM (XEM) là gì? Giá và thông tin về tiền số XEM

NEM (New Economy Movement) là một trong những đồng tiền số được phát triển gần đây nhưng đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng vì tính năng và tiềm năng của nó. Với mục tiêu tạo ra một nền kinh tế mới, NEM đã giới thiệu một công nghệ blockchain độc đáo và một loạt các ứng dụng thực tế, từ quản lý tài sản đến phát triển sản phẩm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm của NEM là gì và các tính năng của nó.

Ở NEM có hai điểm nổi bật gồm: hệ thống tài sản thông minh (Smart Asset System) và Proof of Importance (PoI).

Smart Asset System

Hệ thống tài sản thông minh (Smart Asset System) cho phép người dùng tuỳ chỉnh cách họ sử dụng NEM Blockchain một cách hoàn toàn thông qua API. Smart Asset System được cấu thành từ 4 phần sau:

  • Address - Địa chỉ NEM: Nơi chứa coins, hợp đồng, chứng minh thư hoặc hồ sơ kinh doanh. Những tài sản này đại diện cho 1 đối tượng duy nhất và có thể cập nhật được.
  • Mosaics: ​Tài sản cố định trên Blockchain NEM và nó có thể đại diện cho coins, token, cổ phiếu, điểm thưởng hay thậm chí là các loại tiền tệ khác.
  • Namespaces: Cho phép người dùng tạo 1 địa chỉ duy nhất cho doanh nghiệp và tài sản của người dùng trên NEM Blockchain.
  • Transactions: Người dùng có thể giao dịch, chuyển Mosaics giữa các Address và cấu hình quyền sở hữu Address.

Proof of Importance

Khác với những Blockchain khác sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Work (như Bitcoin) hoặc Proof of Stake (như Solana), NEM sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Importance (PoI) nhằm mục đích trao thưởng đúng cho những người hoạt động tích cực giúp phát triển cộng đồng và mạng lưới NEM. 

Cơ chế PoI sẽ đánh giá dựa trên tổng số coin có trong tài khoản, mức độ giao dịch và đối tượng giao dịch của người dùng. Từ đó, người dùng sẽ được nhận phần thưởng một cách công bằng hơn.

Nemcoin được phát triển bởi sự trợ giúp của cộng đồng nên dự án này sở hữu rất nhiều tính năng đặc biệt mà không phải đồng coin nào cũng có. Tính năng chính đầu tiên trong dự án NEM chính là thuật toán POI (Proof of Importance). Các quyết định sẽ không được thực hiện trên cơ sở toán học mà phải dựa vào 3 đặc điểm của nút bao gồm:

  • Số tiền/Số dư ví
  • Hoạt động của người sử dụng
  • Thời gian hoạt động của tài khoản trong hệ thống

Trong chuỗi khối của dự án NEM, các khối được hình thành và tạo nhanh hơn gấp 10 lần so với mạng Bitcoin. Điều đặc biệt ở đây là chúng hoàn toàn được tạo một cách tự động. Nhờ đó mà giao dịch chuyển tiền sẽ được xác nhận ngay lập tức. Ở thời điểm hiện tại, mạng NEM đã có khả năng thực hiện hơn 4000 giao dịch cùng một lúc.

Cơ chế hoạt động của NEM. (Nguồn: tiendientu.asia)

Thêm vào đó, công nghệ NEM đang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, không phân biệt ở cấp độ nhà nước, doanh nghiệp hay cá nhân. Ở bất kỳ lĩnh vực nào khi sử dụng công nghệ NEM sẽ có khả năng quản lý thông tin và dữ liệu của mình một cách an toàn nhất. Trường học cũng có thể sử dụng blockchain NEM để lưu trữ dữ liệu điểm số, bằng cấp hay bảng điểm,…đều được.

Ngoài ra, NEM còn sở hữu các tính năng quan trọng như sau:

  • Cho phép người dùng sử dụng NEM cho các blockchain riêng lẻ
  • Cung cấp cho người dùng quyền truy cập API trực tiếp
  • Hỗ trợ các phiên bản cho PC và điện thoại di động
 

Hiện bạn được phép lưu trữ đồng tiền của dự án NEM tại ví lạnh chính thức “NEM Nano Wallet”. Đồng thời, ví lạnh này cũng đã có mặt tại các hệ điều hành: Windows, Linux và Mac. Do đó, bạn hãy tải và sử dụng ngay nhé.

Với NEM Nano Wallet, bạn sẽ được quyền:

  • Gửi Nemcoin, tin nhắn
  • Sử dụng dịch vụ công chứng
  • Trao đổi ngay lập tức
  • Tích hợp với ví Trezor

Thêm nữa, bạn còn có thể lưu trữ Nemcoin tại các ví di động trên hệ điều hành iOS và Android. Bên cạnh các cách trên, bạn cũng được phép lưu trữ đồng tiền số NEM trực tiếp tại các sàn giao dịch. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên các bạn nên lưu trữ tại các ví tiền số thì hơn bởi như vậy sẽ giúp đảm bảo an toàn cho bạn và cả số coin bạn sở hữu nữa nhé.

5.1. Lịch sử phát triển

Vào năm 2014, một người dùng có biệt danh là Utopian Future đã tạo ra một cuộc thảo luận về việc làm ra một đồng tiền số có thể áp dụng tại các ngành trên diễn đàn Bitcointalk. 

Cuộc thảo luận này đã lôi kéo thành công rất nhiều nhà phát triển blockchain. Và không lâu sau đó, vào năm 2015, một đồng tiền số mới đã được ra đời với tên gọi là tiền số NEM (Mã giao dịch: XEM).

Điều bất ngờ ở đây đó chính là chỉ sau khi được ra mắt một vài tháng, NEM đã trở nên cực kỳ phổ biến tại thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Sự phổ biến của NEM tại hai thị trường này đã giúp cho các nhà phát triển NEM cơ hội “đi xa” hơn nữa. Vào năm 2016, sàn giao dịch tiền số Zaif đã mời những người sáng lập blockchain của NEM đến để viết lại giao thức và giúp chúng trở nên hoàn thiện hơn với ngôn ngữ lập trình C++.

Chỉ trong vòng 1 tháng, giao thức NEM đã được viết lại và giúp cho dự án này tăng băng thông mạng, tăng cường khả năng mở rộng và nâng cao các chức năng cho bên phát triển thứ 3.

5.2. Khai thác Nemcoin như thế nào để đạt hiệu quả cao?

Riêng đối với Nemcoin, bạn sẽ không thể khai thác theo các phương pháp thông thường mà phải sử dụng tới bộ xử lý đồ họa (GPU) hoặc ASIC. Nhưng thật may, dự án NEM được thiết kế với thuật toán POI nên bạn vẫn có thể khai thác coin một cách thụ động.

Để làm được điều này, bạn buộc phải tải ví tiền lạnh chính thức của dự án NEM. Đồng thời, bạn cũng phải có 10.000 Nemcoin trong tài khoản của mình. Nhớ rằng, số coin này phải được chuyển vào số dư hoạt động. Thực tế thì trong ví NEM số dư của bạn được chia thành 2 phần chính bao gồm: Thụ động và chủ động.

Làm thế nào để khai thác được Nemcoin? (Nguồn: beatdautu.com)

Ban đầu, mọi giao dịch sẽ được chuyển đến số dư thụ động và để chuyển sang trạng thái hoạt động, bạn chỉ cần nhấn nút tương ứng ở ví tiền số. Quá trình này được người dùng gọi là quy hoạch. Để tạo được thu nhập theo cách này, bạn không cần phải sở hữu dàn máy tính khủng mà đơn giản chỉ cần một chiếc máy tính bàn thông thường là được.

Có 2 kiểu quy hoạch chính mà bạn có thể áp dụng bao gồm:

  • Cục bộ: Các khối sẽ được ký bằng private key của chính nút.
  • Được ủy quyền: Hoạt động từ xa bằng  cách cung cấp khóa cá nhân của bên bán và khóa này sẽ được tạo tự động khi người dùng truy cập vào chế độ được ủy quyền. Với trường hợp này thì phần thưởng sẽ được ghi vào tài khoản chính.
 

 
 

Tổng kết lại, NEM (XEM) là một đồng tiền số có tính năng độc đáo và tiềm năng lớn trong việc tạo ra một nền kinh tế mới. Với công nghệ blockchain tiên tiến và một loạt các ứng dụng thực tế, NEM đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp trên toàn thế giới. Tuy nhiên, như với bất kỳ đầu tư nào, việc nghiên cứu kỹ càng và đánh giá rủi ro là vô cùng quan trọng trước khi quyết định đầu tư vào NEM hoặc bất kỳ đồng tiền số nào khác. Hy vọng bài viết này của Coin5s đã giúp bạn hiểu rõ NEM là gì, từ đó đưa ra được quyết định đầu tư đúng đắn.