TRON TRX
$0.11 +1.08%
2,794 VND
  • Vốn hóa thị trường 244.84 nghìn tỷ $9,723,460,000 0.07%
  • Vốn hóa trong 24h qua 13.19 nghìn tỷ $523,880,000 1.08%
Nguồn cung ngoài thị trường 71,659,700,000 TRX
Tổng nguồn cung tối đa phát hành 100,851,000,000 TRX
Cập nhật lúc 03:04 - 15/04/2024

TRON (TRX) là gì? Giá và thông tin về tiền số TRX

TRON (TRX) là một nền tảng blockchain mã nguồn mở có thể chạy các hợp đồng thông minh và được sử dụng để xây dựng các ứng dụng phi tập trung (dApp). Chức năng của nó cũng tương tự như Ethereum (ETH), và thậm chí còn được xây dựng trên Ethereum trước khi chuyển sang sử dụng một blockchain cho riêng mình.

Kể từ khi ra mắt, TRON đã xây dựng một hệ sinh thái rộng lớn bao hàm dApps và nhiều dự án khác nhau. Tuy nhiên, bản thân TRON cũng gây nhiều tranh cãi khi các nhà phê bình cho rằng nó đã sao chép mã nguồn từ các dự án khác nhau, và Giám đốc điều hành TRON đã kiếm tiền thông qua các vụ lừa đảo bơm xả (pump-and-dump) tiền số.

TRON đặt ra vô vàng mục tiêu nhưng chúng đều hướng tới mục đích chung là phi tập trung hóa trang web.

Một trong những trọng tâm chính của TRON là thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp giải trí, nó muốn sử dụng các blockchain cho một hệ thống chia sẻ nội dung, và loại bỏ bên trung gian. Nhà sáng tạo nội dung sẽ có thể kết nối trực tiếp và bán sản phẩm cho người tiêu dùng.

Để tiến hành xây dựng mạng lưới, TRON Foundation đã mua công ty chia sẻ file ngang hàng BitTorrent vào năm 2018. Kể từ đó, TRON đã ra mắt BitTorrent Token (BTT) thứ được thiết kế để mở rộng giao thức và khuyến khích người dùng sử dụng nó.

Đội ngũ phát triển TRON cũng muốn nó trở thành một nền tảng blockchain linh hoạt nhất có thể để chạy các hợp đồng thông minh. Bởi lý do này, Máy ảo TRON (RON Virtual Machine - TVM), nơi các nhà phát triển có thể xây dựng dApps trên TRON, đã được tạo ra và tương thích với Máy ảo Ethereum (EVM). Ngoài ra, TRON còn kế hoạch tăng cường khả năng tương thích với các máy ảo khác trong tương lai.

TRON cũng đang xâm nhập vào lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi) bằng một nhánh phụ là JUST Network, đây là một nhóm các dự án tài chính dựa trên hợp đồng thông minh.

Justin Sun, một doanh nhân công nghệ Trung Quốc, đã tạo ra TRON và một đơn vị quản lý dự án gọi là TRON Foundation. Bắt đầu từ tháng 8 và kéo dài đến ngày 1 tháng 9 năm 2017, TRON Foundation đã huy động được 70 triệu USD với đợt chào phát hành coin đầu tiên (ICO). Đợt ICO này kết thúc trước khi Trung Quốc cấm toàn bộ hoạt động ICOs vài ngày, và 1 tuần sau Sun cũng rời khỏi quốc gia này.

TRON đã ra mắt mạng lưới thử nghiệm (testnet) của mình vào tháng 3 năm 2018 và mạng chính (mainnet) sau đó 2 tháng. Vào tháng 3 năm 2018, TRON bắt đầu dưới dạng mã thông báo ERC-20 trên chuỗi khối Ethereum, nhưng nó đã chuyển sang chuỗi khối của riêng mình ba tháng sau đó.

TRON sở hữu một mô hình kiến ​​trúc ba lớp là: lớp lõi, lớp lưu trữ, và lớp ứng dụng, chúng hoạt động như sau:

  • Lớp lõi (core layer) thực hiện các nhiệm vụ nền tảng chính cho blockchain. nhiệm vụ này bao gồm xác thực giao dịch, quản lý tài khoản, và đọc hợp đồng thông minh. TRON sử dụng ngôn ngữ hợp đồng thông minh Solidity, thứ ban đầu được phát triển dành riêng cho Ethereum.

  • Lớp lưu trữ (storage layer) được xây dựng để xử lý các kho lưu trữ dữ liệu phức tạp. Nó được phân chia thành hai loại là kho lưu trữ blockchain và kho lưu trữ trạng thái.

  • Lớp ứng dụng (application layer) được các nhà phát triển sử dụng để xây dựng dApps và ví tùy chỉnh. Có rất nhiều ứng dụng có thể được tạo do TRON hỗ trợ các hợp đồng thông minh.

Để xác thực các giao dịch, TRON sử dụng cơ chế đồng thuận delegated proof of stake (bằng chứng cổ phần được ủy quyền), đây là một biến thể khác của mô hình proof of stake (bằng chứng cổ phần). Delegated proof of stake là một giải pháp thay thế phổ biến và tiết kiệm năng lượng hơn so với mô hình proof of work (bằng chứng công việc) của blockchain Bitcoin.

Trong hệ thống delegated proof of stake của TRON, chủ sở hữu TRX có thể stake token của họ, điều này cũng tương tự như việc gửi token lên nền tảng và khóa chúng lại để làm tài sản thế chấp. Từ đó giúp những người stake token quyền bầu ra một “siêu đại diện” - người được chọn để xác thực các giao dịch. Các phiếu bầu được đem vào để tính toán và những siêu đại diện này sẽ được chọn tiếp sau mỗi sáu tiếng.

Siêu đại diện nhận các block giao dịch để xác thực. Đối với mỗi block, mỗi siêu đại diện sẽ nhận được phần thưởng block và phần thưởng phiếu bầu, sau đó cả hai đều được chia sẻ với "đối tác" bỏ phiếu của siêu đại diện theo tỷ lệ bỏ phiếu của họ.

TRON có khá nhiều quan hệ đối tác lớn và thâu tóm vài công ty quan trọng. Dưới đây là những “ông lớn” nhất mà TRON đang hợp tác:

  • TRON đã hợp tác với Samsung (SSNLF) cho ra các dự án về blockchain. Nó cũng đã tích hợp với Samsung Blockchain Keystore để các ví blockchain tích hợp trên điện thoại Samsung có thể nhận token TRX.

  • Theo nguồn tin từ TechCrunch, TRON đã mua BitTorrent vào năm 2018 với giá 140 triệu USD. Sau đó nó đã tạo ra token BTT và hệ sinh thái BitTorrent ngay tại blockchain TRON.

  • TRON đã đầu tư vào sàn giao dịch tiền số Poloniex vào năm 2019. Sàn Poloniex sẽ chiết khấu phí giao dịch khi người dùng thanh toán bằng TRX. Ngoài ra, TRON cũng đã mua lại sàn giao dịch phi tập trung TRXMarket.

  • Trình duyệt web dành cho máy tính và thiết bị di động Opera đã hỗ trợ tích hợp TRON vào ví tiền số trên nển tảng vào năm 2019.

Bạn có thể kiếm thu nhập thụ động với TRON bằng staking. Khi stake tiền số, bạn sẽ kiếm được phần thưởng dựa trên số tiền mà bạn đặt cược.

Bạn có thể stake TRON bằng một ví tiền số tương thích như TronLink, hay Ledger hoặc stake TRON thông qua một sàn giao dịch. Stake TRON thông qua một sàn giao dịch thường dễ dàng hơn so với việc sử dụng ví, bởi những sàn giao dịch sẽ tự động hoàn thành công việc. Kraken là một trong những sàn giao dịch tiền số được nhiều người sử dụng để stake TRON. TRX cũng có thể được đặt cược trên mạng lưới JUST.

Rủi ro độc nhất

Vấn đề lớn nhất với TRON nằm ở người tạo ra nó tên là Justin Sun, anh người đồng thời nắm giữ chức vụ Giám đốc điều hành TRON trong vài năm và được xem là một nhân vật gây tranh cãi trong cộng đồng tiền số. Vào tháng 3 năm 2022, The Verge đã xuất bản một báo cáo điều tra về danh tính của Sun dựa trên các tài liệu nội bộ trong TRON bị rò rỉ, và các cuộc phỏng vấn với hơn 30 nguồn tin khác nhau, bao gồm cả các nhân viên cũ. Báo cáo tuyên bố rằng Sun:

  • Đã thúc đẩy hoàn thành đợt ICO của TRON trước khi Trung Quốc cấm các dịch vụ này, điều mà anh ấy đã biết trước từ người sáng lập Binance.

  • Đã tuyển dụng một "đội ngũ tạo lập thị trường", những người sẽ tiến hành giao dịch nội gián về tiền số, bao gồm cả TRON. Sun sẽ chỉ đạo nhóm này mua TRX sớm khi TRON chuẩn bị thông báo tin tốt tới cho công chúng.

  • Đã hướng dẫn nhân viên "làm giả các yêu cầu KYC" (biết khách hàng của bạn) cho sàn giao dịch tiền số Poloniex vì quá trình này đang làm chậm quá trình lôi kéo người dùng mới.

  • Đã cho các kỹ sư tìm kiếm Bitcoin mà khách hàng của Poloniex đánh mất, khi họ gửi nhầm Bitcoin tới một loại ví khác. Từ đó bòn rút khỏi Poloniex khoảng 230 Bitcoin.

Sun không còn là Giám đốc điều hành của TRON kể từ khi ông từ chức vào cuối năm 2021 để trở thành đại sứ của Grenada tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nhưng mọi thứ vẫn chưa dừng lại ở đó, khi các cáo buộc về hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt là bơm, và bán tháo giá tiền số, đã làm tổn hại đến danh tiếng của TRON.

TRON cũng bị chỉ trích vì sao chép các dự án khác. Vào tháng 1 năm 2018, Giám đốc điều hành của Protocol Labs đã tweet rằng bạch thư của TRON là một bản sao chép được ghép nối từ nhiều bạch thư  của các giao thức khác. Vào tháng 2 năm 2018, một báo cáo khác nói rằng trong cơ sở mã của TRON lại xuất hiện nhiều đoạn mã từ các dự án.

Bất chấp những tranh cãi bao quanh, TRON vẫn nằm trong top các loại tiền số có vốn hóa thị trường cao nhất thế giới, và là một khoản đầu tư đầy tiềm năng. TRON là một trong những blockchain được sử dụng rộng rãi nhất với hơn 85 triệu tài khoản được đăng ký, và đã xử lý hơn 3 tỉ giao dịch. Vào tháng 9 năm 2021, TRON được xếp thứ hai về tổng số giao dịch trên blockchain chỉ sau Ethereum.

Việc TRON chỉ tập trung vào lĩnh vực giải trí giúp nó sở hữu một vị trí độc nhất trong số các dự án blockchain. Việc mua lại BitTorrent cũng có thể là chìa khóa mở ra sự phát triển trong tương lai, bởi đội ngũ phát triển của nó có tiềm lực rất mạnh mẽ và đây luôn là điều thiết yếu trong lĩnh vực tiền số. Việc có thể kiếm thu nhập thụ động bằng cách stake TRON cũng là một điểm cộng. Nhưng hãy lưu ý rằng đây là quá trình tạo ra tokenTRX cho bản thân nên giá trị nhận được sẽ bị biến động tùy theo giá TRX trên thị trường. Vậy nên chỉ đầu tư vào TRON khi bạn có niềm tin và ưa thích loại tiền số này.

Nói chung, TRON được xem là một loại khoản đầu tư có rủi ro cao hơn nhiều so với các loại tiền số khác. Danh tiếng của nó không quá tốt, và có khá nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh. Nếu bạn quyết định đầu tư vào TRON. Hãy chuẩn bị tốt tâm lý, bởi đây sẽ là một khoản đầu tư biến động cao.

TRON không được phổ biến rộng rãi ở Hoa Kỳ, cũng như không hề được sàn giao dịch lớn chấp thuận. Tuy nhiên, vẫn còn một số nơi mà các nhà đầu tư Mỹ có thể mua TRON là:

Kraken: Nếu có hứng thú với việc stake TRON, bạn hãy cân nhắc sử dụng Kraken hoặc eToro vì cả hai đều tích hợp staking vào sàn của mình. TRON cũng có thể được coi là một loại tiền số hợp pháp. Đối với những người tính đầu tư vào nó, hãy thử xem xét tiềm năng của dự án này và cân nhắc xem bản thân có thể chịu rủi ro hay không.

Có thể thấy rằng TRON là một dự án phi tập trung không có quá nhiều điểm khác biệt so với các mạng lưới Blockchain khác. Nhưng mỗi sản phẩm ứng dụng được xây dựng trên TRON luôn có điểm đặc biệt, tập trung vào những lợi ích và vai trò của người sáng tạo nội dung. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên của Coin5s đã phần nào giúp cac bạn có được một cái nhìn tổng quan nhất về dự án, hiểu rõ được ‘’TRON (TRX) là gì?’’, từ đó đưa ra quyết định đầu tư tốt nhất nhé!