IOTA MIOTA
$0.39 -7.47%
9,877 VND
  • Vốn hóa thị trường 35.11 nghìn tỷ $1,378,210,000 0.65%
  • Vốn hóa trong 24h qua 1.49 nghìn tỷ $58,638,100 7.47%
Nguồn cung ngoài thị trường 2,779,530,000 MIOTA 100%
Tổng nguồn cung tối đa phát hành 2,779,530,000 MIOTA
Tổng nguồn cung tối đa 2,779,530,000 MIOTA
Cập nhật lúc 03:12 - 15/12/2024

IOTA (MIOTA) là gì? Giá và thông tin về tiền số MIOTA

Mô hình DAG có thể là một giải pháp thay thế cho blockchain chi phí giao dịch cao hơn và tốc độ chậm hơn của blockchain. Nhưng một số người nói rằng nếu bạn mất blockchain thì bạn cũng mất đi sự phân quyền.

IOTA là một nền tảng công nghệ sổ cái phân tán (distributed ledger technology - DLT) mã nguồn mở và sở hữu tiền số gốc với cái tên MIOTA. Mạng IOTA được tạo ra để hướng tới đường lối cách mạng Internet vạn vật (IoT). Và thay vì sử dụng blockchain, IOTA dùng đồ thị có định hướng không tuần hoàn (Directed Acyclic Graph - DAG) để làm nền móng cho mạng lưới DLT của nó.

Sử dụng cấu trúc DAG có khá nhiều lợi ích như: giao dịch miễn phí, không có cần cơ chế đào tiền số Proof-of-Work (PoW) phức tạp, và khả năng giao dịch trên giây (TPS) cao hơn. Tuy nhiên, một số chuyên gia trong lĩnh vực blockchain vẫn cho rằng những nền tảng sử dụng DAG như IOTA không sở hữu tính phi tập trung, chưa được thử nghiệm kỹ càng trên quy mô lớn, và thiếu hụt một số tính năng bảo mật mạnh mẽ mà blockchain có thể cung cấp.

Internet vạn vật (IoT) là một thuật ngữ mô tả một mạng lưới liên kết toàn bộ các thiết bị thông minh với nhau. Trên lý thuyết, nó có thể kết nối mọi thứ từ ổ khóa, đèn điện, thiết bị gia dụng với ô tô, thành phố, và mạng lưới năng lượng. Tuy nhiên, để tạo thành mức độ liên kết trên thì cần một mạng lưới rẻ hơn, nhanh hơn và an toàn hơn nhiều so với những loại mạng mà hệ thống ngày nay hỗ trợ.

Ví dụ: blockchain là loại công nghệ cực kỳ an toàn, nhưng lại sở hữu chi phí giao dịch cao cũng như tốc độ giao dịch mỗi giây (TPS) chưa cao, nên phải sử dụng những phương pháp khác. Cấu trúc đồ thị có định hướng không tuần hoàn (DAG) của nền tảng IOTA là một trong những giải pháp cho việc này.

Hình thành vào năm 2015 và được cấp vốn thông qua đợt phát hành coin ban đầu (ICO), mạng lưới tiền số IOTA đã hoạt động vào năm 2016. Là một trong những dự án tiền số đầu tiên sử dụng DAG để làm sổ cái phân tán cho hệ thống, IOTA là DAG lớn nhất theo vốn hóa thị trường trong lĩnh vực tiền số tính đến năm 2020.

Coin gốc của IOTA, “MIOTA”, thường xuyên lọt vào top 50 tiền số tốt nhất thế giới. MIOTA Coin hỗ trợ cho hệ thống kế toán, thanh toán chi phí và thiết lập hợp đồng thông minh của mạng đó. Đúng như tên gọi của mình - được viết tắt từ Internet of Things Application (ứng dụng internet vạn vật) - IOTA nhắm tới mục tiêu trở thành một giải pháp cấp doanh nghiệp cho tương lai của Internet vạn vật (IoT) mà nhiều người mong chờ.

Thay vì liên kết những block đầy ắp giao dịch với nhau nhằm tạo thành một blockchain, nền tảng IOTA tự mình liên kết các giao dịch với nhau bằng cách yêu cầu bên giao dịch phê duyệt hai giao dịch trước đó và tự thực hiện một cơ chế Proof-of-Work (bằng chứng công việc- PoW) nhỏ.

Phương pháp “tự mình làm lấy” này được nhiều người cho là nhanh hơn, đơn giản hơn và trực tiếp hơn so với cấu trúc PoW của những blockchain tiêu chuẩn khác với nhà tiên phong Bitcoin (trong đó nhiều bên thứ ba trên mạng thực hiện các chức năng PoW chuyên sâu hơn để giúp xác minh giao dịch).

Trên nền tảng tiền số IOTA, cách những giao dịch mới được liên kết với những giao dịch cũ cũng gần giống với cách các block mới được liên kết với phần cuối của một blockchain. Tuy nhiên, cấu trúc liên kết của chúng lại tuân theo những trình tự khác nhau. Các blockchain thường được liên kết theo tuyến tính - với giao dịch thứ 1 sẽ được kết nối với giao dịch thứ 2, giao dịch thứ 2 sau đó được kết nối với giao dịch thứ 3, v.v. Ngược lại, DAG có cấu trúc liên kết giống như một trang web - nơi một giao dịch con có thể kết nối với nhiều giao dịch mẹ hoặc là nhiều giao dịch con được kết nối với một giao dịch mẹ.

Giao thức tiền số IOTA | Nguồn: bepay.finance

Giao thức tiền số IOTA | Nguồn: bepay.finance

Những người giao dịch trên mạng IOTA sẽ tạo ra các bài toán đào PoW đơn giản, dễ giải quyết trên các giao dịch của mình và sẽ tự xác thực các giao dịch khác đang được kết nối với giao dịch của họ. Hai giao dịch mẹ sẽ được chấp thuận bằng cách bao gồm các hàm băm giao dịch của nó vào giao dịch của riêng bạn. Bất kỳ nhà giao dịch tại bất kỳ đâu trên thế giới đều có thể xác thự giao dịch trên cấu trúc DAG, từ đó giúp rút ngắn thời gian chờ hơn hệ thống tuyến tính của blockchain.

Nói cách khác, DAG không sử dụng thợ đào để bảo mật mạng lưới- thay vào đó, về cơ bản có một hệ thống đổi hàng. Giống như thể một nhóm cha mẹ hợp tác với các bậc cha mẹ khác trong cùng khu vực để thay phiên nhau trông trẻ cho một nhóm con của nhau, thay vì thuê một người giữ trẻ. Các bậc cha mẹ sẽ được khuyến khích để đối xử với con cái của nhau như chúng là của riêng chúng, vì biết rằng con cái của họ cũng sẽ sớm nằm trong tay của các bậc phụ huynh khác.

Trong thế giới kỹ thuật số hiện nay, loại mô hình này đặc biệt mang ý nghĩa đối với một khối lượng lớn những điểm dữ liệu nhỏ. Việc truyền dữ liệu và giá trị không mất phí của nền tảng IOTA làm cho IoT trở nên thực tế và thiết thực hơn. Bạn sẽ không muốn phải trả phí giao dịch mỗi lần máy pha cà phê thông minh của bạn gửi dữ liệu qua mạng.

Không sở hữu block có nghĩa là các giao dịch được diễn ra ngay lập tức, vì không hề có quá trình xác nhận block. Và điều quan trọng nhất chính là việc DAG có thể sở hữu khả năng mở rộng quy mô giao dịch mỗi giây (TPS) của mình hiệu quả hơn blockchain. Chắc bạn cũng từng nghe qua về việc TPS chạm mốc tối đa trên Ethereum và Bitcoin đã khiến nhiều giao dịch bị trì hoãn dẫn tới mức phí giao dịch cao như thế nào.

Mặc dù Bitcoin và Ethereum có mức độ bảo mật khá cao, nhưng chúng không thể kết nối giao dịch với tốc độ vài nghìn TPS như DAG của nền tảng IOTA có thể xử lý. Nhiều blockchains phổ biến thậm chí không thể xử lý hơn 50 TPS, chứ đừng nói đến hàng nghìn.

Nền tảng IOTA vẫn chưa được thử nghiệm trên quy mô lớn nên ta chưa thể xác định liệu nó có thể đạt được mức thông lượng cao như những nhà phát triển tuyên bố không. Và chắc sẽ còn khá lâu nữa thì IOTA và các dự án DAG IoT khác có thể phát triển và tỏa sáng trên thị trường. Quan trọng hơn, một số chuyên gia cho rằng IOTA hiện đang thiếu một tính năng quan trọng bậc nhất trên hầu hết các blockchain, chính là tính phi tập trung.

Giao thức DAG của IOTA còn được gọi là Tangle. Giống như Bitcoin, Tangle có các node xác thực các giao dịch, nhưng khác với Bitcoin, bởi còn có một nhà điều phối (Coordinator). Nhà điều phối là một node tập trung phê duyệt toàn bộ các giao dịch trên DAG của IOTA. Đây cũng là điểm thất bại của IOTA nhưng lại rất cần thiết để bảo mật mạng IOTA và ngăn chặn việc chi tiêu gấp đôi (double spending) của MIOTA coin. Nhiều người trong lĩnh vực tiền số coi đây là một lỗ hổng lớn.

Ví dụ, nếu có người tấn công vào nhà điều phối, thì trên lý thuyết, họ sẽ kiểm soát được toàn bộ mạng và thao túng nó cho các mục đích xấu.

Trong khi nền tảng IOTA đã tạo ra một lộ trình để loại bỏ toàn toàn nhà điều phối, các nhà phê bình lại lập luận rằng họ đã tìm cách giải quyết vấn đề trong nhiều năm nhưng vẫn chưa thể tìm ra một giải pháp phù hợp. Hơn nữa, gần đây đã xuất hiện một vài sổ cái DAG với những đặc tính thiết kế khác nhau xuất hiện được nhiều người xem là đối trọng của IOTA, bao gồm Nano và Hedera Hashgraph (HBAR).

Tương tự như các mạng lưới khác, mạng lưới IOTA vẫn chịu sự tấn công từ những tác nhân độc hại trên internet dẫn đến đôi lần bị sập hệ thống. Vào tháng 9 năm 2017, một lỗ hổng bảo mật cho phép kẻ gian giả mạo chữ ký giao dịch đã được phát hiện. Tiếp sau đó, lỗi lộ một phần địa chỉ khóa cá nhân lại được tìm thấy. Mạng lưới cũng ngừng hoạt động trong 24 giờ vào tháng 12 năm 2019, khiến nhiều người dùng không thể xử lý các giao dịch.

Vụ hack IOTA tàn khốc nhất xảy ra vào tháng 1 năm 2020, khi hacker đã xâm phạm ví tiền số dành riêng cho mạng IOTA (được gọi là Trinity) và đánh cắp một lượng MIOTA trị giá hơn hai triệu USD. IOTA sử dụng nhà điều phối để đóng cửa toàn mạng lưới trong gần một tháng nhằm ngăn chặn nhiều tổn thất xảy ra hơn.

Việc này cũng khiến những người dùng ví Trinity sử dụng một công cụ di chuyển hạt giống (seed) để chuyển tiền của họ ra ngoài trước khi khởi động lại mạng. Nếu không thực hiện những biện pháp phòng ngừa này, IOTA nghi ngờ rằng bọn hacker sẽ còn tìm nhiều cách để đánh phá mạng lưới sau khi nó vừa lên sóng trở lại.

Thời gian hoạt động là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với hệ thống IoT, nơi giá trị cốt lõi là khả năng gửi dữ liệu 24/7 ở mọi lúc mọi nơi. Thời gian hoạt động này đặc biệt quan trọng đối với các ngành dịch vụ  cấp doanh nghiệp trên quy mô toàn cầu. Ví dụ như công ty Google thường chỉ có thời gian ngừng hoạt động vài giờ mỗi năm - không phải vài tuần, như IOTA đã trải qua vào năm 2020.

Mặc dù một trong những nhà sáng lập nền tảng IOTA đã hoàn lại tiền cho những người bị mất vốn, nhưng sự cố trên vẫn làm mất đi 40% giá trị của IOTA. May mắn thay, việc những nhà điều phối đóng cửa mạng lưới đã ngăn chặn nhiều vụ trộm hơn xảy ra. Nhiều nhà phê bình cho rằng việc sở hữu một nhà điều phối khiến IOTA không khác gì một cơ sở dữ liệu mắc tiền. Nhưng thời gian mới cho biết liệu IOTA có thể hoạt động mà không có node điều phối hay không và liệu quá trình chuyển đổi sang mạng lưới có phi tập trung có linh hoạt hơn hay không.

Mạng lưới IOTA | Nguồn: cafefcdn

Mạng lưới IOTA | Nguồn: cafefcdn

Bất chấp những lo ngại, nhiều người tin rằng nền tảng IOTA - hoặc một đối thủ cạnh tranh khác sử dụng DAG- sẽ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển hệ sinh thái IoT. Chính phủ Mỹ cũng đã bày tỏ sự quan tâm đáng kể đến việc tận dụng IoT, và đã dành riêng băng tần số vô tuyến L cho 5G và IoT. Các tần số này là một thành phần cơ sở hạ tầng khác, và cùng với một mạng lưới an toàn, chúng cho phép hệ sinh thái IoT phát triển mạnh trong những năm tới.

Những người dùng không hài lòng đều công nhận IOTA và các sổ cái phân tán DAG khác là công nghệ nhiều hứa hẹn trong tương lai, nhưng lại chưa thể vượt mặt blockchain. Tuy mọi người chỉ tập trung vào các trường hợp sử dụng của IoT, nhưng IOTA và các DAG khác cũng đều có thể dùng để lưu trữ dữ liệu, giao tiếp, giao dịch vi mô, tạo hợp đồng thông minh, v.v.

IOTA là một phần mềm miễn phí, nhanh chóng và sở hửu khả năng mở rộng vô cùng lớn, nhưng vẫn còn một số người đặt câu hỏi về khả năng tồn tại của mạng, một phần là bởi các lỗ hổng bảo mật xuất hiện trong quá khứ; những người khác cũng cho rằng IOTA cần phải trở thành một nền tảng phi tập trung trước khi được mọi người công nhận.

Mặt khác, những người đề xướng nói rằng lộ trình phát triển của nền tảng IOTA là một trong những lộ trình minh bạch nhất trong lĩnh vực tiền số. IOTA cũng đã thực hiện nhiều thay đổi tốt hơn cho mạng lưới và đã ban hành các giao thức và thử nghiệm bảo mật mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, IOTA là một dự án đầy tham vọng với mục tiêu cung cấp cho người dùng một mạng lưới sổ cái không cần cấp phép, tự chủ, phi tập trung và không mất phí nhằm tạo điều kiện cho việc áp dụng IoT cho vô số ngành công nghiệp trên thế giới.

Trong khi nhiều dự án khác đã thử nghiệm và thất bại trong việc kết hợp những tính năng tốt nhất của blockchain và DAG, thì rất có khả năng nền tảng IOTA hoặc một dự án khác có thể đưa các sổ cái phân tán mã nguồn mở DAG lên một tầm cao mới và cạnh tranh thị phần với các blockchains trong lĩnh vực công nghệ sổ cái phân tán (DLT). Trong khi một số người không quá tin tưởng vào IOTA, những người khác coi IOTA và các DAG khác là một sự tiến hóa so với sổ cái phân tán sử dụng blockchain.

Trên đây là các đánh giá, review về coin IOTA (MITOTA) của Coin5s. Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin kiến thức căn bản về loại coin này, cũng như đưa ra quyết định đúng đắn có nên đầu tư vào MIOTA coin hay không. Chúc các bạn đầu tư sáng suốt và có lợi nhuận thật cao nhé!