Chainlink LINK
$29.40 +4.55%
749,056 VND
  • Vốn hóa thị trường 469.55 nghìn tỷ $18,430,200,000 0.92%
  • Vốn hóa trong 24h qua 55.95 nghìn tỷ $2,196,140,000 4.55%
Nguồn cung ngoài thị trường 467,010,000 LINK 47%
Tổng nguồn cung tối đa phát hành 1,000,000,000 LINK
Tổng nguồn cung tối đa 1,000,000,000 LINK
Cập nhật lúc 03:12 - 15/12/2024

Chainlink (LINK) là gì? Giá và thông tin về tiền số LINK

Chainlink (LINK) là mạng oracle phi tập trung nhằm mục đích kết nối hợp đồng thông minh với dữ liệu từ thế giới thực. Chainlink được phát triển bởi Sergey Nazarov cùng với người đồng sáng lập Steve Ellis. Chainlink đã tổ chức đợt ICO (chào bán đồng tiền số lần đầu) vào tháng 9 năm 2017, huy động được 32 triệu USD, với tổng nguồn cung là 1 tỷ token LINK.

LINK, đồng tiền số có nguồn gốc từ mạng oracle phi tập trung Chainlink, được dùng để thanh toán cho các nhà khai thác nút. Do mạng Chainlink có hệ thống tính điểm uy tín nên những nhà cung cấp nút có số lượng LINK lớn có thể được thưởng các hợp đồng lớn hơn, còn nếu không cung cấp kết quả thông tin chính xác thì sẽ dẫn đến việc bị trừ token. Các nhà phát triển mô tả LINK là “token ERC20, được bổ sung thêm chức năng chuyển và gọi; ERC223 của hàm chuyển (địa chỉ, uint256, byte), cho phép nhận và xử lý token theo hợp đồng trong một giao dịch duy nhất.“ Sau đợt ICO LINK trị giá 32 triệu USD vào năm 2017, 32% token LINK được gửi đến các nhà khai thác nút để khuyến khích hệ sinh thái và 30% ở lại Chainlink để phát triển (35% đã được bán trong đợt bán token công khai).

Để có thể cạnh tranh cùng với các đồng coin khác thì ChainLink coin phải có những điểm nổi bật riêng. Đó là:

  • Là đồng tiền số đầu tiên và duy nhất tính tới thời điểm này đang nỗ lực để thu hẹp khoảng cách giữa thế giới thực với hợp đồng thông minh giới hạn trong hệ sinh thái blockchain.
  • ChainLink đã thành công giải quyết vấn đề hợp đồng thông minh khó khăn trong việc truy cập khi doanh nghiệp không áp dụng các công nghệ blockchain.
  • Các ChainLink có sử dụng orial nhưng đều là tập trung và có thể đánh bài những liên hệ thông minh phi tập trung hay công nghệ blockchain. Đồng thời đây cũng là loại tiền số đầu tiên làm cho toàn bộ quá trình được phân cấp.
  • Vào năm 2019, ChainLink đã chính thức hợp tác với SWIFT – hệ thống thanh toán đa ngân hàng thế giới để triển khai dự án và nhờ vào dự án này đã thanh công thu hút được nhiều trader tham gia đầu tư vào đồng coin.
  • Đây là đồng coin hội tụ đầy đủ các yếu tố về giá trị, mức độ tin cậy,.. và được đánh giá là rất có tiềm năng trong tương lai.
  • Cộng đồng của đồng ChainLink hiện nay khá lớn. Rất nhiều nhà đầu tư đều đặt niềm tin vào đồng coin này.
  • Nhà phát triển đang cố gắng mở rộng mạng lưới của đồng tiền số này bằng cách đưa ra dự án Staking tại Osaka, qua đó thành công đẩy giá trị của đồng ChainLink tăng cao.
  • Sở hữu nhiều chức năng On-Chain (thực hiện theo quy trình 3 bước là lựa chọn hệ quản trị, báo cáo dữ liệu, tập hợp kết quả) và Off-Chain (nút quản trị kết nối với mạnh Ethereum và có chức năng thu thập dữ liệu theo yêu cầu từ nguồn Off-Chain dựa theo yêu cầu của các hợp đồng người dùng).

Mục tiêu cốt lõi của ChainLink là thực hiện các giải pháp mở rộng trực tiếp (on-chain) và không trực tiếp (off-chain) và do đó nó có hai chức năng chính: chức năng on-chain và chức năng off-chain.

Các chức năng On-Chain

Thành phần đầu tiên của ChainLink bao gồm các hợp đồng được xử lý trực tiếp trên chuỗi, các hợp đồng này được triển khai dựa trên công nghệ blockchain của Ethereum. Các hợp đồng quản trị dữ liệu này xử lý các yêu cầu dữ liệu của người dùng muốn tận dụng phần mềm quản trị dữ liệu của mạng lưới.

Nếu một người dùng hoặc một thực thể muốn truy cập dữ liệu ngoài chuỗi, họ sẽ gửi một hợp đồng người dùng (hoặc hợp đồng yêu cầu) tới mạng lưới của ChainLink, và blockchain sẽ xử lý các yêu cầu này trong hợp đồng riêng của họ.

Các hợp đồng này sẽ chịu trách nhiệm cho các hợp đồng yêu cầu với các hệ quản trị thích hợp. Các hợp đồng này gồm có một hợp đồng danh tiếng, một hợp đồng khớp lệnh, và một hợp đồng tổng hợp.

Đầu tiên, hợp đồng danh tiếng sẽ kiểm tra một hồ sơ theo dõi của nhà cung cấp hệ quản trị để xác minh tính toàn vẹn của nó. Sau đó, hợp đồng khớp lệnh ghi lại thỏa thuận mức dịch vụ của hợp đồng người dùng trên mạng lưới và thu thập giá thầu từ các nhà cung cấp hệ quản trị đáng tin cậy. Cuối cùng, hợp đồng tổng hợp tích lũy các dữ liệu của các hệ quản trị được chọn và cân nhắc chúng để tìm ra kết quả tối ưu nhất.

Tính năng của LINK. (Nguồn: beatdautu.com) 

Với những hợp đồng này, các chức năng on-chain của ChainLink sẽ trải qua một quy trình ba bước:

  • Lựa chọn hệ quản trị: Khi một hợp đồng yêu cầu được gửi, có nghĩa là người dùng đã xác định ra các yêu cầu cho việc tìm kiếm dữ liệu của họ được như một thỏa thuận cấp độ dịch vụ (SLA). Chúng có thể bao gồm uy tín của hệ quản trị, các thông số dữ liệu, số lượng các hệ quản trị/dữ liệu cần thiết,…. Sau đó, người dùng có thể lọc và tự tìm kiếm các hệ quản trị sử dụng ChainLink.Đôi khi khi tìm kiếm theo phương pháp thủ công không tối ưu, một công cụ kết hợp tự động sẽ được giới thiệu sẵn. Đối với tùy chọn này, các hệ quản trị có thể đặt giá thầu dựa trên SLA của hợp đồng. Các hợp đồng có thể yêu cầu một khoản phí phạt cho các hành vi sai phạm, và một khi một hợp đồng đã nhận được mức giá thầu phù hợp, thì những hệ quản trị này sẽ được chọn và thỏa thuận dịch vụ được bắt đầu.
  • Báo cáo dữ liệu: Đây là một bước khá đơn giản. Sau khi một hệ quản trị được chọn, các nhà cung cấp off-chain sẽ thực hiện thỏa thuận dịch vụ và truyền tải dữ liệu yêu cầu tới blockchain cho các nút trên chuỗi xử lý.
  • Tập hợp kết quả: Để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu, một hợp đồng tổng hợp thu thập dữ liệu được gửi bởi tất cả các nhà cung cấp liên quan đến một hợp đồng yêu cầu. Hợp đồng tổng hợp sau đó sẽ xem xét, cân nhắc tất cả các dữ liệu để cung cấp cho các hợp đồng yêu cầu một câu trả lời tối ưu nhất.

Các chức năng Off-Chain

Thành phần thứ hai của ChainLink bao gồm các nút quản trị off-chain được kết nối với mạng Ethereum. Hiện tại, ChainLink chỉ kết nối với các hợp đồng thông minh trên mạng lưới của Ethereum, nhưng trong tương lai, hệ thống sẽ hợp tác và làm việc với các hợp đồng thông minh trên nhiều mạng lưới khác nhau.

Các nút off-chain có trách nhiệm thu thập dữ liệu từ nguồn off-chain theo yêu cầu của các hợp đồng người dùng. Sau khi thu thập các dữ liệu có liên quan, các nút này sẽ xử lý dữ liệu thông qua ChainLink Core, phần mềm nút lõi cho phép cơ sở hạ tầng ngoài chuỗi tương tác với blockchain của ChainLink.

Khi dữ liệu được xử lý, ChainLink Core sẽ truyền nó tới hợp đồng quản trị on-chain để kết hợp các kết quả. Để trả công cho công việc này, các nhà điều hành hệ quản trị off-chain sẽ được nhận được đồng tiền LINK – token của ChainLink, để thu thập và gửi dữ liệu.

Link token là một loại tiền số phát triển trên nền tảng Blockchain của Ethereum theo tiêu chuẩn ERC-20, vì thế bạn có thể tạo ví ChainLink coin và lưu trữ chúng trên các ví ETH có hỗ trợ Token ERC20. Một số ví ERC20 phổ biến nhất hiện nay như: 

  • ImToken là một ví tiền số được thiết kế đặc biệt cho nhiều blockchain như Cosmos (ATOM), Ethereum (ETH), Bitcoin (BTC), EOS và các loại khác. 
  • Trust Wallet là một ví tiền số phi tập trung chính thức của Binance hỗ trợ nhiều loại tiền số khác nhau.
  • MyEtherWallet là một ví tiền số chuyên dụng được dùng để lưu trữ các token chạy trên nền tảng Ethereum (ERC20). 
  • Metamask Wallet là một ứng dụng ví tiền số dựa trên trình duyệt an toàn được thiết kế, để quản lý nhận và chuyển tiền số và mã thông báo từ Ethereum, Binance Smart Chain và các chuỗi nói khác.
  • Trezor One là chiếc ví lạnh xuất hiện đầu tiên trên thế giới, được cộng đồng Crypto tin tưởng sử dụng nhất, không giới hạn dung lượng lưu trữ coin, hỗ trợ quản lý mật khẩu.
  • Ledger Nano S ví phần cứng ban đầu do Ledger tạo ra. Dễ dàng bắt đầu hành trình tiền số của bạn: mua tiền số, bảo đảm tài sản của bạn và quản lý chúng trong một ứng dụng duy nhất.

7.1. Lịch sử ra đời của ChainLink

Khi Ethereum ra đời vào năm 2015, nó đã cách mạng hóa những gì blockchain có thể mang lại cho lĩnh vực kinh doanh truyền thống. Blockchain không còn là một phương tiện cho các giao dịch tài chính trong thời đại mới, vì công nghệ này hạn chế khả năng phá vỡ các sàn giao dịch tiền tệ truyền thống của Bitcoin.

Khi Ethereum hỗ trợ các hợp đồng thông minh của mình, Vitalik Buterin đã mở mở rộng mục đích sử dụng cho công nghệ blockchain. Nhưng những mở rộng này đã có những vấn đề phát sinh, theo thiết kế của họ, các hợp đồng thông minh chỉ có thể quản lý dữ liệu trên blockchain.

Khả năng cung cấp các biện pháp chống làm giả, các ứng dụng phân tán chưa được khai thác để sử dụng trên toàn thế giới, vì có nhiều chương trình hợp đồng thông minh được xây dựng trên Ethereum thiếu một cầu nối cho các ngành công nghiệp thực sự mà họ đang cố gắng để cải thiện. Đó chính là lý do ChainLink được tạo ra.

7.2. Hệ sinh thái của Chainlink

Nói đến hệ sinh thái của Chainlink, chúng ta sẽ đề cập đến 2 khía cạnh:

  • Data Providers: Là nhà cung cấp dữ liệu có thể thực hiện việc bán dữ liệu thông qua các API cho Chainlink Từ đó cho phép nhà đầu tư có thể kiếm tiền từ cơ sở hạ tầng hiện có.
  • Node Operators: Đây có thể coi là trụ cột chính của Chainlink Network. Nhiệm vụ của hệ sinh thái này đó là duy trì cơ sở hạ tầng cũng như đảm bảo các smart contract có mặt trên mọi blockchain đều có thể truy cập vào dữ liệu ở ngoài đời thực một cách an toàn.

Hệ sinh thái của Chainlink. (Nguồn: beatdautu.com)

7.3. Giao dịch ở đâu?

Bạn có thể mua, bán và giao dịch LINK ở rất nhiều sàn giao dịch như: Binance, Bitrue, Bithumb, Huobi Global, CoinBene, OKEx, Mercatox…Trong đó, sàn Binance là sàn có khối lượng giao dịch ChainLink lớn nhất, ngoài ra còn có Huobi và OKEx cũng là hai sàn lớn uy tín.

Tại thời điểm viết bài thì ChainLink (LINK) đang có thứ hạng ở trên CoinMarketCap là 23, với vốn hóa thị trường lên tới 7.713.380.231 USD. Coin5s hy vọng với những thông tin trong bài viết trên về ChainLink (LINK) sẽ giúp các bạn đã nắm rõ hơn về đồng tiền số này. Chúc các bạn thành công nhé!