Sự khác biệt giữa Ethereum (ETH) và Chainlink (LINK)
Ethereum (ETH) là một nền tảng phần mềm mã nguồn mở, phi tập trung và dựa trên các chuỗi khối. Đây là một nền tảng cho phép người dùng sử dụng Hợp đồng thông minh (Smart Contract) và Ứng dụng phi tập trung (dApp) để giúp các giao dịch được thực hiện một cách nhanh hơn, ngăn ngừa các hành vi lừa đảo. ChainLink (LINK) được biết đến là một mạng lưới Decentralized Oracle. Một nền tảng blockchain trung gian được phát triển dựa trên nền tảng blockchain Ethereum. Mạng lưới này ra đời với mục đích trở thành phần mềm trung gian giữa các Hợp đồng thông minh (smart contract) và các nguồn dữ liệu ở bên ngoài.
Vậy sự khác biệt giữa Ethereum và ChainLink là gì? Hãy cùng Coin5s tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Thời gian ra đời của Ethereum và ChainLink
1. Thời gian ra đời của Ethereum và ChainLink
- Ethereum được thành lập vào năm 2013 bởi Vitalik Buterin và đã tạo nên tên tuổi sau khi tham gia thị trường crypto vào năm 2014.
- Chainlink được ra mắt vào năm 2014 với tên gọi là SmartContract.com. Nhưng hiện nay người sáng lập đã đổi tên của nó thành Chainlink.
2. Lượng cung lưu hành
2. Lượng cung lưu hành
Lượng cung lưu hành của Ethereum và ChainLink có sự khác nhau. Ethereum có mức cung hiện hành là 122,729,531 ETH, trong khi đó ChainLink cao hơn với mức 491,599,970 LINK.
3. Giá và vốn hóa thị trường của Ethereum và ChainLink
3. Giá và vốn hóa thị trường của Ethereum và ChainLink
- Tại thời điểm viết bài, Ethereum hiện đang được bán với giá 1.323 USD, trong khi Chainlink bán với giá 7.65 USD.
- Thời điểm hiện tại, vốn hóa thị trường của Ethereum vượt ngưỡng hơn 161 tỷ USD, trong khi đó, Chainlink chỉ có hơn 3 tỷ 7 USD.
Ethereum (ETH) và Chainlink (LINK)
4. Khả năng giải quyết vấn đề
4. Khả năng giải quyết vấn đề
Ethereum được xây dựng để cải thiện khả năng sử dụng của blockchain. Nó không được thiết kế để cạnh tranh với Bitcoin. Nó được tạo ra để cung cấp cho các nhà phát triển tận dụng tính bảo mật và độ tin cậy của hệ thống blockchain.
Chainlink thành lập để loại bỏ vấn đề lớn nhất mà oracles phải đối mặt hiện nay, dữ liệu không chính xác. Các cảm biến off-chain đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền đạt thông tin kịp thời tới các giao thức. Sự cố xảy ra khi oracles cung cấp dữ liệu sai hoặc không chính xác cho blockchain.
Chainlink đã tạo ra một mạng lưới phi tập trung của các oracles có thể tự kiểm tra và phân tích dữ liệu để đảm bảo tính đúng đắn của thông tin. Hệ thống này sử dụng nhiều oracles tham chiếu chéo đầu vào của họ. Các oracles cung cấp dữ liệu bị lỗi sẽ bị phạt.
5. Thuật toán đồng thuận
5. Thuật toán đồng thuận
Giống như các loại tiền điện tử khác như Bitcoin, Ethereum hiện đang sử dụng cơ chế Proof of Work (PoW). Và đã hợp nhất chuyển đổi sang Proof of Stake (PoS) vào tháng 9/2022.
Chainlink dùng mã thông báo ERC-20 dựa trên Ethereum để bảo mật cho mạng oracle. Tuy nhiên, giữa Ethereum và ChainLink thì Chainlink đi trước Ethereum một bước vì nó đã có sẵn cơ chế PoS. Cơ chế này xác định các nút nào sẽ xác thực giao dịch, dựa trên số lượng mã thông báo LINK mà họ đã đặt trên mạng.