Sự khác biệt giữa Polkadot (DOT) và NEAR Protocol (NEAR)
Trong thế giới tiền số, Ethereum được xem là nền tảng nổi bật của các dApp. Tuy nhiên, bện cạnh nền tảng lớn này xuất hiện rất nhiều nền tảng trở thành đối thủ cạnh tranh của nó như Polkadot và NEAR Protocol.
1. Lịch sử và Số liệu của Polkadot và NEAR Protocol
1. Lịch sử và Số liệu của Polkadot và NEAR Protocol
Polkadot (DOT), ra mắt vào năm 2018 bởi Tiến sĩ Gavin Wood và Jutta Steiner, là tiền số gốc của nền tảng Polkadot, một loại blockchain mới cho phép khả năng tương tác giữa nhiều blockchain độc lập. Mục đích chính của nền tảng này là cung cấp quản trị mạng, vận hành mạng và tạo parachains bằng cách liên kết DOT.
Ra mắt thị trường vào năm 2020 bởi Alexander Skidanov và Illia Polosukhin, NEAR Protocol (NEAR) là đồng tiền số được xây dựng trên nền tảng NEAR Protocol, một mạng lưới mở rộng, một nền tảng tồn tại với mục đích thúc đẩy phát triển hệ sinh thái thông qua tài trợ không hoàn lại với công nghệ Sharded, Proof of stake, layer-one blockchain được thiết kế sao cho thân thiện với người dùng.
Hiện tại trên CoinMarketcap, Polkadot đang giữ thứ hạng 11, tổng vốn hóa thị trường là hơn 6 tỷ 190 triệu USD, và gần 1 tỷ 145 triệu mã đang lưu hành quanh mức giá 5,4 USD. Tuy nhiên cách xa Polkadot, NEAR Protocol đứng vị trí thứ 32 với tổng vốn hóa thị trường là hơn 1 tỷ 4 USD, lượng lưu hành là hơn 835 triệu 336 mã và đang được giao dịch quanh mức 1,7 USD.
2. Ứng dụng
2. Ứng dụng
Về chức năng, DOT và NEAR đều có các chức năng tương tự nhau là dùng để Staking, Bonding, sử dụng làm phí và để quản trị mạng lưới.
3. Sàn giao dịch
3. Sàn giao dịch
Hiện nay, da số các sàn giao dịch lớn hay nhỏ đều hỗ trợ đồng Polkadot và NEAR Protocol, nên việc mua bán 2 đồng tiền số này rất dễ dàng.
Hệ sinh thái Polkadot đang phát triển vô cùng lớn mạnh hơn khi các nhóm nhận ra lợi ích và hiệu quả của việc triển khai dự án trên Polkadot. Thiết kế độc đáo của Polkadot đem tới cho những dự án nhiều khả năng đổi mới, khả năng lặp lại một cách linh hoạt và ngày một hoàn thiện hơn so với những nền tảng trước đây. Tuy vậy, Polkadot vẫn tồn tại những rủi ro và ý kiến trái chiều còn vướng mắc.
So với các hệ sinh thái khác, tốc độ phát triển dApp trên hệ sinh thái Near khá chậm và còn thiếu nhiều mảnh ghép quan trọng. Vì thế, cơ hội để đầu tư vào hệ sinh thái này tại thời điểm hiện tại không có nhiều.
Hy vọng với những thông tin trên của Coin5s có thể giúp các nhà đầu tư phần nào hiểu hơn về Polkadot và NEAR Protocol. Nhờ đó có thể đưa ra những quyết định đầu tư chính xác và thu về lợi nhuận cho mình.