- Vốn hóa thị trường 2.09 nghìn tỷ $29,970,400 0.12%
- Vốn hóa trong 24h qua 39.52 tỷ $1,157,930 4.75%
Ampleforth (AMPL) là gì? Giá và thông tin về tiền số AMPL
Trong thế giới tiền số hiện nay, Ampleforth (AMPL) là một trong những đồng tiền số được đánh giá cao bởi tính năng giữ giá trị ổn định của mình. Với cơ chế thay đổi số lượng token, Ampleforth đảm bảo rằng giá trị của tài sản được giữ nguyên trong thời gian dài. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người không biết rõ Ampleforth là gì và tại sao nó lại được đánh giá cao như vậy. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu Ampleforth (AMPL) là gì và những tính năng đặc biệt của đồng tiền số này.
1. Ampleforth (AMPL) là gì?
1. Ampleforth (AMPL) là gì?
Ampleforth (AMPL) là một loại tiền số được thiết kế để đảm bảo giá trị của nó không bị suy giảm theo thời gian như các loại tiền số khác. Thay vì giữ nguyên giá trị như các đồng tiền truyền thống, AMPL sử dụng một cơ chế thay đổi khác, được gọi là "rebase", để điều chỉnh số lượng token của mình dựa trên biến động của giá trong thị trường.
Cụ thể, khi giá của AMPL tăng lên, số lượng token trong tài khoản của người dùng sẽ tự động tăng lên để giữ nguyên giá trị tài sản của họ. Ngược lại, khi giá giảm, số lượng token cũng sẽ giảm, giúp ngăn chặn lạm phát và đảm bảo tính ổn định cho AMPL.
Ampleforth được xây dựng trên nền tảng Ethereum và có sẵn trên nhiều sàn giao dịch tiền số. Nó được xem là một trong những đồng tiền số DeFi (Decentralized Finance) tiềm năng trong thời gian gần đây.
2. Chính sách ổn định tiền tệ của Ampleforth
2. Chính sách ổn định tiền tệ của Ampleforth
Hầu hết mọi quốc gia đều sử dụng ngân hàng trung ương để quản lý tình trạng của nền kinh tế. Các ngân hàng trung ương làm điều này bằng cách kéo các đòn bẩy chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để giảm thiểu tác động của các chu kỳ kinh tế. Nói chung, chính sách tài khóa đề cập đến các chính sách chi tiêu và thuế của chính phủ. Ngược lại thì chính sách tiền tệ đề cập tới những hành động của ngân hàng trung ương nhằm xác định chi phí đi vay và cung tiền. Bởi không hề có các khoản chi từ và thuế đến từ chính phủ trong hệ sinh thái phi tập trung, chính sách tiền tệ trở thành nguyên tắc hướng dẫn các thuật toán stablecoin.
Chính sách tiền tệ truyền thống cho phép các chính phủ in thêm tiền pháp định hoặc loại tự loại bỏ nó khỏi dòng lưu thông tùy ý theo nhu cầu. Không sở hưu nguồn cung co giãn nhưtiền pháp định, nhiều loại tiền số như Bitcoin chỉ có nguồn cung cố định và không hề co dãn. Mặc dù nguồn cung không co giãn cũng có những lợi ích khác nhau, nhưng nó sở hữu một vấn đề lớn chính là biến động giá.
Ngược lại, cung tiền co giãn cũng có thể dẫn tới loãng và mất giá trị. Điều này xảy ra khi tiền mới được in ra và đưa vào lưu thông, điều này làm loãng tỷ trọng của tổng cung USD do một thực thể nắm giữ - làm cho mỗi đồng tiền trở nên kém giá trị hơn.
Giao thức tiền số Ampleforth | Nguồn: bitcoin-bude
Stablecoin AMPL của Ampleforth sẽ hoàn toàn giải quyết được những vấn đề trên bởi khả năng co dãn cao và chống loãng giá. Nó được tạo ra nhằm duy trì giá trị ở mức 1 USD bằng cách điều chỉnh nguồn cung hằng ngày một cách vô cùng linh hoạt.
Giao thức tiền số Ampleforth đạt được điều này bằng cách áp dụng các điều chỉnh nguồn cung qua số dư của toàn bộ người dùng sở hữu AMPL trên ví tiền số. Trên nền tảng tiền số Ampleforth, sẽ xuất hiện ba tình huống kích hoạt quá trình điều chỉnh nguồn AMPL.
3. Ba trạng thái của AMPL
3. Ba trạng thái của AMPL
Mặc dù các algorithmic stablecoins sử dụng cơ chế điều tiết nguồn cung, Ampleforth vẫn được xem là tiền số độc nhất bởi khả tự co giãn nguồn cung tổng thể của nó. Do đó, quyền sở hữu token AMPL không bao giờ bị yếu đi, và khiến nguồn cung Ampleforth stablecoins sẽ tồn tại ở ba trạng thái:
Trạng thái mở rộng nguồn cung: Nếu giá của AMPL vượt quá 1 USD, nhiều token sẽ được tung rrạng thái a thị trường hơn, khiến giá trị của mỗi token này bị suy giảm.
Trạng thái cắt giảm nguồn cung: Nếu giá của AMPL thấp hơn 1 USD, nó sẽ đưa token ra khỏi lưu thông nhằm tăng giá trị của mỗi token
Trạng thái cân bằng: Là thời điểm nền kinh tế đang cân bằng và giá trị của 1 token AMPL chính xác ở mức 1 USD.
Bất kỳ ai sở hữu token AMPL sẽ thấy số dư trong ví của họ thay đổi mỗi ngày vào lúc 2:00 (theo múi giờ phối hợp quốc tế-UTC) tùy theo tình trạng kinh tế và giá token hiện hành của Ampleforth. Nhằm xác định có cần thiết phải điều chỉnh nguồn cung token hay không.
Giao thức AMPL sử dụng Chainlink, một nhà cung cấp dữ liệu blockchain được xây dựng trên Ethereum nhằm cung cấp dữ liệu giá. Cũng nên lưu ý rằng thuật toán quản lý nguồn cung của Ampleforth là một công nghệ mới nổi và đã sinh ra những biến động thị trường giá của chính nó trong suốt những năm tháng hoạt động - giảm xuống mức thấp nhất là 0,31 USD vào năm 2019 và đạt mức cao nhất là 3,99 USD vào năm 2020.
4. Hợp đồng ổn định trong giao thức Ampleforth
4. Hợp đồng ổn định trong giao thức Ampleforth
Khả năng tự điều chỉnh nguồn cung hàng ngày của AMPL được gọi là rebase, và chịu sự quản lý từ các hợp đồng thông minh. Bởi mạng lưới Ampleforth duy trì một hệ thống tự co dãn nguồn cung và chống loãng giá với mục đính bình ổn giá trị cho AMPL, nên nó có thể được sử dụng trong các hợp đồng ổn định - các hợp đồng tiền số với giá trị dự đoán được.
Ví dụ: Giả sử hai bên đồng ý tiến hành thỏa thuận công việc với tiền lương là 1 Bitcoin (BTC) và thời hạn hoàn thành dự án là sau 2 tuần . Vì nguồn cung BTC không co giãn được, nên giá trị thị trường của nó biến động nhiều hơn so với tiền số AMPL. Nếu giá BTC sau 2 tuần cao hơn thời điểm tiến hành giao dịch, một bên sẽ phải trả quá nhiều tiền và nếu giá BTC giảm, bên còn lại sẽ nhận được ít tiền hơn. Như vậy, việc thực hiện hợp đồng trong trường hợp trên là úa rủi ro cho đôi bên. AMPL loại bỏ hoàn toàn những rủi ro tiềm ẩn cơ này bằng cách duy trì giá trị nhất định cho AMPL.
Hợp đồng ổn định trong giao thức AMPL | Nguồn: coinexpress
5. Ampleforth so với Stablecoin
5. Ampleforth so với Stablecoin
Mặc dù nhiều người cho rằng AMPL cũng chỉ là một loại stablecoin khác, một số khác lại thắc mắc việc tiền số AMPL sẽ khác với BTC và các tài sản có nguồn cố định khác như thế nào nếu tài sản giữ trong ví của họ liên tục biến động. Những người khác cũng đặt câu hỏi tại sao AMPL lại thu hút được nhiều sự quan tâm hơn các loại stablecoin thay thế như DAI, GUSD hoặc PAXG.
Nói tóm lại, câu trả lời liên quan đến đặc tính phân quyền và mong muốn tạo ra một hệ sinh thái tài chính vượt ra ngoài tầm ảnh hưởng chính trị và sự phụ thuộc vào tiền tệ fiat do chính phủ hậu thuẫn.
Tiền pháp định và các stablecoin được hỗ trợ bằng hàng hóa vẫn phụ thuộc vào các ngân hàng truyền thống. Đồng thời, các stablecoin có nguồn gốc từ thị trường nợ không bền vững trong kịch bản thị trường tự do phụ thuộc vào các gói cứu trợ định kỳ. Ampleforth đã tự khẳng định mình chính là một tổ chức tài chính nguyên thủy độc lập hoạt động mà không cần có tài sản thế chấp tập trung hoặc người cho vay sau cùng, phù hợp để dùng trong những ứng dụng hợp đồng do tính ổn định vốn có của nó.
6. Các trường hợp sử dụng Ampleforth
6. Các trường hợp sử dụng Ampleforth
Giao thức Ampleforth chiếm một vị trí độc nhất trong hệ sinh thái tiền số, với khả năng tăng trưởng cực tốt theo thời gian. Bởi token AMPL ít tương quan với giá của các tài sản tiền số như BTC và ether (ETH), các nhà đầu tư có thể dùng nó để đa dạng hóa danh mục đầu tư tiền số hoặc biến nó thành một hàng rào ngăn chống lạm phát.
Ngoài ra, token AMPL là một dạng tài sản thế chấp ổn định và hiệu quả cho các giao thức tài chính phi tập trung (DeFi). Tuy nhiên, mục đích cuối cùng mà đội ngũ Ampleforth hướng tới là biến AMPL thành một loại tài sản thay thế cho những loại tiền định danh khác.
Để được tiếp nhận rộng rãi, giao thức tiền số Ampleforth khuyến khích thanh khoản on-chain thông qua chương trình Geyser của nó. Sáng kiến về chương trình Geyser phục vụ cho các nhà cung cấp thanh khoản (LPs) của cặp AMPL/ETH trên Uniswap, cho phép họ stake token LP lên Geyser để nhận thêm AMPL.
Khi hệ sinh thái DeFi mở rộng, các giao thức như Ampleforth có thể nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Bởi bản chất co dãn, không bị loãng giá trị của giao thức Ampleforth khiến nó trở thành một token độc nhất trong hệ sinh thái stablecoin và là một sự lựa chọn ít phụ thuộc hơn vào các hệ thống tài chính kế thừa mà tiền số và blockchain đang mong muốn cải thiện.
Tóm lại, Ampleforth (AMPL) là một đồng tiền số tiềm năng với tính năng giữ giá trị ổn định bằng cách sử dụng cơ chế thay đổi số lượng token. Điều này giúp đảm bảo rằng giá trị của tài sản được giữ nguyên trong thời gian dài, đồng thời cung cấp cho người dùng một lựa chọn hấp dẫn trong lĩnh vực tiền số DeFi. Như vậy, Ampleforth (AMPL) không chỉ là một đồng tiền số thông thường, mà còn là một lựa chọn đáng cân nhắc cho những ai muốn tham gia vào thị trường tiền số với một tài sản đa dạng và tiềm năng. Hy vọng bài viết "Ampleforth (AMPL) là gì" đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đồng tiền số này và giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư thông minh.