Devin Finzer là ai?
1. Tiểu sử
1. Tiểu sử
Devin Finzer là Giám đốc điều hành OpenSea, một trung tâm sáng tạo và trao đổi NFTs nổi tiếng trong năm 2021. Finzer đã bắt tay với Alex Atallah để tiến hành phát triển và sáng tạo ra nền tảng này vào năm 2017 bằng việc sử dụng blockchain Ethereum.
Cuộc đời của Devin Finzer đã trải qua khá nhiều cột mốc đáng chú ý sau khi anh ta theo học tại Đại học Brown và tự mình trau dồi kiến thức toán học, và khoa học máy tính. Anh ấy đã thực tập tại Google với tư cách là kỹ sư phần mềm, và sau đó giữ vai trò tương tự tại Pinterest.
Vào năm 2015, Finzer đã tham gia sáng lập một dự án có tên là Claimdog, đây được xem là giải pháp dúng mọi người dành lại được số tiền mà chính phủ đang nợ mình. Dự án này sau đó đã được công ty Credit Karma mua lại vào năm 2016 và gặt hái được nhiều thành công (phỏng theo lời Credit Karma).
2. Năm 2021 của Finzer
2. Năm 2021 của Finzer
Tương tự như sự bùng nổ của những đợt phát hành coin đầu tiên (ICOs) vào năm 2017, và sự phát triển cực thịnh của DeFi vào năm 2020. Thì năm 2021 là lúc mà thị trường NFTs (Token không thể thay thế) lên ngôi, NFTs là các token độc nhất có áp dụng công nghệ blockchain với vô vàn trường hợp sử dụng khác nhau. OpenSea được tạo ra để nhắm vào thị trường nghệ thuật và đồ sưu tầm trong lĩnh vực NFTs.
Vào năm 2021, nhiều NFTs được chào bán với mức giá hàng triệu USD. Và tác phẩm nghệ thuật NFT đắt nhất mọi thời đại có tên “Everydays: The First 5000 Days” của nghệ sĩ Mike Winkelmann đã thu về khoảng 69 triệu USD. Không những thế, nhiều người nổi tiếng ở mọi nơi trên thế giới cũng có tham gia ít nhiều vào những lĩnh vực khác nhau thị trường NTFs.
OpenSea có thể được xem là trụ cột quan trọng nhất của lĩnh vực NFT vào năm 2021, sở hữu khối lượng giao dịch trị giá khoảng 14 tỷ USD xuyên suốt năm 2021.
Năm 2021 của Finzer | Nguồn: techcrunch
Tính đến tháng 8 năm 2021, chỉ có 37 người có hành động buôn lậu tần suất cao trên OpenSea. Vào tháng 12, dự án Opensea công bố đưa Brian Roberts, một cựu giám đốc tài chính của công ty Lyft, lên làm giám đốc tài chính của công ty.
Ông lớn của lĩnh vực phần mềm máy tính, Adobe đã công bố quan hệ đối tác với OpenSea và một vài công ty khác vào tháng 10 năm 2021, từ đó mang lại tính xác thực khổng lồ cho NFTs. OpenSea cũng đã đưa ra một vài thông báo vàonăm 2021, chẳng hạn như ra mắt ứng dụng dành cho thiết bị di động và nâng cấp nền tảng theo nhiều cách khác nhau.
Tuy nhiên, dự án Opensea cũng không hề trải qua năm 2021 với đầy những điều hạnh phúc và tích cực. Khi mà thông tin nội bộ của công ty được đưa ra ánh sáng vào tháng 9 năm 2021, đề cập đến một nhân viên của OpenSea sử dụng vị trí của mình trong công ty nhằm trục lợi. Nhân viên này bị cáo buộc là đã mua bán một số NFT nhất định dựa trên vốn kiến thức thu được khi làm việc tại OpenSea, đây là thứ kiến thức mà chỉ có người trong cuộc mới nắm rõ.
OpenSea đã trực tiếp giải quyết tình huống bằng cách để Devin Finzer đăng tải một bài viết trên trang blog của công ty nhằm thông báo về tình hình, kế hoạch chung của dự án OpenSea trong tương lai, và việc giả quyết vấn đề nhân sự trong công ty.
3. Năm 2022 của Finzer
3. Năm 2022 của Finzer
Năm 2022 bắt đầu bằng sự triển vượt bật của OpenSea. Vào tháng 1, nó đã tiết lộ việc mua lại nền tảng ví tiền số và giải pháp DeFi Dharma Labs, cùng việc đưa hai nhà đồng sáng lập Dharma để đảm nhận vai trò giám đốc công nghệ, và trưởng bộ phận chiến lược tại OpenSea.
Liệu phong trào trao đổi NFTs có tiếp tục tăng trưởng vào năm 2022 không? Nếu 2022 cũng tương tự như năm 2021, thì sự chú ý của công chúng sẽ tiếp tục đổ dồn vào NFTs, với khả năng cao sẽ xuất hiện nhiều cách sử dụng mới cho dòng token kỹ thuật số.
Trong trường hợp đó, OpenSea còn có thể tiếp tục tăng trưởng về khối lượng lẫn chất lượng khi nó phục vụ cho đông đảo người dùng NFTs. Với việc Finzer đang đứng đầu trong dự án OpenSea, thì ta phần nào có thể đoán rằng anh ta sẽ còn gắn bó lâu dài với thị trường NFTs của ngành công nghiệp tiền số.
Vào tháng 2 năm 2022, tổng lượng NFTs trị giá khoảng 1,7 triệu USD đã bị người dùng OpenSea đánh cắp thông qua một đợt phising. Thủ thuật phising này đã trục lợi từ quá trình nâng cấp hệ thống của OpenSea, cũng là lúc mà nền tảng này yêu cầu người dùng di chuyển danh sách NFTs của họ.