Sự khác biệt giữa Tether (USDT) và USD Coin (USDC)

Trong bài viết hôm nay, Coin5s sẽ giúp bạn phân tích sự khác biệt giữa Tether và USD Coin mở rộng của Blockfer. Từ đó đưa ra được cái nhìn rõ hơn về tính thanh khoản tương ứng của mỗi stablecoin, những sản phẩm lãi suất, cho vay có sẵn và tính minh bạch của phát hành. Xem xét xem liệu stablecoin nào sẽ phù hợp với nhu cầu của bạn nhất nhé!

TetherUSD Coin là những stablecoin dẫn đầu thị trường và xuất hiện trong hầu hết các sàn giao dịch, ví tiền số, và các ứng dụng tiền số lớn. Cả hai đồng này đều được hỗ trợ bởi đồng đô la Mỹ theo tỷ lệ 1:1.

Tether (USDT) là một đồng token kỹ thuật số được phát hành trên Blockchain của Bitcoin, thông qua một lớp Layer gọi là Omni Protocol. USD coin (USDC) là một đồng tiền ổn định giá phát triển trên nền tảng blockchain của Ethereum.

USDT được ra mắt vào năm 2014 bởi Tether Limited, trong khi USDC được ra mắt vào năm 2018 bởi Circle và Coinbase.

Lượng cung lưu hành của Tether và USD Coin cũng có sự khác nhau: Tether có mức cung hiện hành khoảng hơn 68 tỷ USDT, trong khi đó USD coin thấp hơn với mức hơn 43 tỷ USDC.

Tại thời điểm viết bài, cả Tether và USD coin đều được giao dịch quanh mức 1 USD. Thời điểm hiện tại, vốn hóa thị trường của USDT vượt ngưỡng hơn 68 tỷ USD, trong khi đó, USDC chỉ có hơn 43 tỷ 800 triệu USD.

Trong khi USDT được sử dụng thường xuyên để giao dịch và thanh toán, USDC được mô tả là một stablecoin an toàn hơn vì tuân thủ các cuộc kiểm toán và quy định của chính phủ, đồng thời có nguồn dự trữ minh bạch.

Cả Tether và USD Coin đều là những lựa chọn phổ biến được sử dụng làm cặp giao dịch trên các giao thức DeFi.

Vì thường xuyên công khai kiểm toán hàng tháng nên nhiều người đánh giá Tether an toàn hơn USD coin.

Do ít biến động giá hơn so với các loại tiền số khác, các nhà đầu tư có thể kiếm lãi suất trên 2 nền tảng bằng cách cho vay stablecoin của mình trong một thời gian cố định.

USDT thường được sử dụng là đơn vị tiền tệ để giao dịch tiền số trên các sàn giao dịch. Còn USDC có bản chất ổn định hơn nên thường sẽ được sử dụng nhằm mục đích lưu trữ, gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất trên những nền tảng DeFi. Vì vậy, bạn cần phải cân nhắc thật kỹ mục đích sử dụng của bản thân là gì để có thể đưa ra quyết định stablecoin nào tốt hơn.