- Công nghệ bảo mật tốt: Poloniex đã trải qua một đợt tấn công hack vào năm 2014. Từ đó, sàn này đã tập trung hơn vào các vấn đề bảo mật. Tính đến nay, sàn Poloniex không trải qua thêm đợt hack nào nữa.
- Phí nạp/rút coin khá rẻ: Chỉ phải trả một khoản phí nhỏ để thực hiện nạp và rút coin trên sàn. Đây là ưu điểm giúp Poloniex cạnh tranh với các sàn khác.
- Phí giao dịch hợp lý: Mức phí cao nhất cần trả chỉ 0,2% cho giao dịch mua. Với lệnh bán,chỉ phải trả 0,08% phí.
- Có thể mua tiền số bằng thẻ Visa, Mastercard, Apple Pay.
- Sàn sử dụng TRX để phân chia tier volume giao dịch, điều này rất có lợi để lưu trữ TRX.
- Chẳng hạn, sàn Coinbase cũng đăng ký pháp lý ở Mỹ, cho phép mua coin bằng tiền pháp định. Nhưng bù lại, Coinbase chỉ có 45 cặp giao dịch.
- Việc sàn Poloniex đã từng bị hack là ưu điểm, cũng là một nhược điểm. Có khá nhiều nghi ngờ về tính bảo mật của sàn. Đã bị hack 1 lần thì cũng có thể bị hack thêm lần nữa.
- Sàn Poloniex chỉ sử dụng Tiếng Anh.
- Giao diện bố trí khác khác so với các sàn, nói chung khá khó nhìn ban đầu.
- Poloniex khá ít tính năng nếu so với những sàn khác như Kucoin, Binance, AscendEX,…
Poloniex là gì? Thông tin về sàn giao dịch Poloniex
1. Poloniex là gì?
1. Poloniex là gì?
Poloniex là một trong những sàn giao dịch tiền ảo hoạt động rất mạnh trên thế giới nhờ có những tính năng bảo mật mạnh mẽ và các tính năng giao dịch tiên tiến. Đặc biệt, sàn Poloniex chỉ cho phép mua bán bằng các đồng Crypto, không thể sử dụng tiền pháp định.
2. Lịch sử phát triển
2. Lịch sử phát triển
Sàn Poloniex được thành lập bởi Tristan D’Agosta và hoạt động từ tháng 1 năm 2014 có trụ sở tại Wilmington, Delaware, USA.
Ngày 29/8/2016, Poloniex được công nhận là một doanh nghiệp chuyên về dịch vụ tiền tệ sau khi đăng ký với FinCEN (mạng lưới thi hành Luật pháp với các công ty tài chính tại Mỹ).
3. Tính năng nổi bật
3. Tính năng nổi bật
Số tiền gửi ban đầu
Một điểm đáng kể ở đây là sàn không có quy định mức tiền gửi ban đầu tối thiểu là bao nhiêu. Do đó, khách hàng có thể tùy thuộc vào ngân sách cũng như chiến lược của mình để đưa ra con số tiền đầu tư ban đầu phù hợp.
Nền tảng giao dịch
Hiện nay, Poloniex chỉ mới hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch trên nền tảng website. Còn các nền tảng khác vẫn chưa có hỗ trợ.
Thị trường giao dịch
Không giới hạn chỉ riêng thị trường ở Mỹ mà sàn Poloniex này cung cấp giao dịch trên toàn thế giới. Dù bạn ở đâu trên địa cầu, chỉ cần truy cập được vào sàn thì vẫn có thể thực hiện các giao dịch bình thường.
Thời gian gửi và rút tiền
Thời gian để thực hiện quá trình gửi hoặc rút tiền tại sàn có thể mất 30 phút tới 1 giờ đồng hồ.
Yếu tố bảo mật, an toàn
Nhắc đến yếu tố này, có một sự đáng buồn là vào năm 2014, Poloniex đã bị hacker tấn công, đánh cắp đi 12% số Bitcoin đang thực hiện giao dịch trên sàn. Sau sự cố đó, Poloniex đã đầu tư nâng cấp hệ thống bảo mật, an toàn của mình.
Sàn đã áp dụng các tiêu chuẩn an ninh quốc tế như bảo mật hai lớp, sử dụng giao thức SSL, tiền gửi của khách hàng được lưu trữ ngoại tuyến. Hơn thế nữa, sàn còn cho chạy chương trình kiểm toán liên tục, không ngừng nghỉ suốt 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần và hoạt động suốt 365 ngày một năm. Biện pháp này giúp phòng ngừa và sớm phát hiện, các hoạt động bất thường của ai đó để kịp thời ngăn chặn.
Tính năng ký quỹ
Hiện tại, sàn giao dịch Poloniex đang áp dụng chính sách cho khách hàng ký quỹ với tỷ lệ đòn bẩy 1:2,5. Người dùng chỉ cần thực hiện các thao tác xác minh theo hướng dẫn tại sàn là có thể dễ dàng thực hiện việc ký quỹ.
Các đồng tiền ảo được phép giao dịch
Đặc thù của sàn này đó là chỉ cho phép giao dịch bằng tiền số nên Poloniex cho phép rất nhiều các loại tiền số khác nhau được giao dịch trên sàn: Bitcoin, Ethereum, Dash, Zcash, Litecoin, Monero, Ripple…
Hỗ trợ khách hàng
Đội ngũ nhân viên hỗ trợ khách hàng của sàn 24/7 thông qua email với một số trang mạng xã hội.
4. Phí giao dịch
4. Phí giao dịch
Kể từ tháng 3 năm 2016, Sàn giao dịch bitcoin Poloniex bắt đầu tính phí người bán. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nếu thực hiện càng nhiều giao dịch, mức phí bạn phải trả càng thấp. Cấu trúc phí được tính 24 giờ một lần dựa trên 30 ngày cuối cùng của giao dịch.
Ví dụ nếu thực hiện giao dịch dưới 600 BTC trong vòng 30 ngày qua, mức phí bạn phải trả là 0.15% (người bán) và 0.25% (người mua). Nếu giao dịch lớn hơn hoặc bằng 6.000 BTC, mức phí bạn phải trả là 0.08% (người bán) và 0.16% (người mua). Đến thời điểm giao dịch trên 24.000 BTC (mức cao nhất), phí bạn phải trả là 0.00% (người bán) và 0.10% (người mua).
Dưới đây là bảng phí giao dịch:
Phí giao dịch trên Poloniex (Nguồn: poloniex.com)
5. Các thông tin bổ sung
5. Các thông tin bổ sung
5.1. Sàn Poloniex có bị lỗi bảo trì thường xuyên không?
Hầu hết các sàn giao dịch đều phải cập nhật tính năng, kiểm tra hệ thông thường xuyên. Việc này góp phần nâng cao tính trải nghiệm cho người dùng. Vì vậy, sàn tạm đóng cửa để nâng cấp là chuyện bình thường.
Đối với sàn Poloniex, sàn giao dịch này không bảo trì thường xuyên. Tuy nhiên, nếu có bảo trì, sàn cũng sẽ thông báo trước với khách hàng. Bạn có thể theo dõi cập nhật của Poloniex trên các phương tiện truyền thông.
5.2. Hạn mức rút tiền trên sàn là bao nhiêu?
Sau khi xác minh danh tính thành công, bạn có thể rút được 25.000 USD mỗi ngày.
5.3. Poloniex có ứng dụng trên điện thoại không?
Bên cạnh phiên bản trên Windows, sàn Poloniex hiện có phát hành thêm ứng dụng trên các thiết bị di động. Ứng dụng này rất thân thiện trên các nền tảng phổ biến như: iOS, Android. App Poloniex ra mắt người dùng vào tháng 07/2018.
5.4. Coin sàn Poloniex là gì?
Khác với các sàn giao dịch ra đời sau này, Poloniex không có coin sàn. Sàn cũng chưa có thông báo về ý định xây dựng coin sàn. Nhưng từ khi được mua lại bởi Justin Sun, sàn giao dịch Poloniex dùng TRX như một native coin của sàn.
Poloniex là sàn giao dịch tiền điện tử rất đáng để bạn đầu tư. Qua nội dung trên, Coin5s hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về sàn giao dịch này. Nếu như có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!