Internet Computer ICP
$10.14 +4.96%
259,306 VND
  • Vốn hóa thị trường 124.30 nghìn tỷ $4,862,440,000 0.03%
  • Vốn hóa trong 24h qua 2.85 nghìn tỷ $111,548,000 4.96%
Nguồn cung ngoài thị trường 182,806,000 ICP
Tổng nguồn cung tối đa phát hành 475,060,000 ICP
Cập nhật lúc 03:01 - 15/01/2025

Internet Computer (ICP) là gì? Giá và thông tin về tiền số ICP

Internet Computer (ICP) là một nền tảng điện toán đám mây mã nguồn mở được xây dựng bởi DFINITY Foundation – một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Thuỵ Sĩ đã huy động được gần 200 triệu đô để phát triển dự án.

Dự án được thành lập và bắt đầu triển khai từ năm 2015. Tính năm 2018, dự án đã huy động được tới 195 triệu đô từ các nhà đầu tư để có thể bắt tay thực hiện hoá tham vọng của mình.

 

Cấu trúc của ICP bao gồm 4 tầng như hình phía dưới. Thông qua các smart contract được gọi là canisters, người dùng và các nhà phát triển có thể triển khai code, lưu trữ dữ liệu trên tầng trên cùng - Internet Computer Protocol.

Sau khi tương tác với phần Protocol, dữ liệu sẽ đi xuống hai tầng dưới bao gồm ICP Protocol, IP/Internet và tới Trung tâm dữ liệu người dùng.

Điểm nổi bật của ICP. (Nguồn: nhanhoa.com)

Sử dụng Internet Computer Protocol sẽ cho phép người dùng tạo các website, phát triển dApps, hệ thống bằng cách đưa thẳng các dữ liệu phát triển lên trên mạng internet mở.

Thông qua Network Nervous System (NNS) được phát triển bởi Dfinity Foundation, các nhà phát triển và người dùng sẽ có quyền quyết định dữ liệu của mình được ai truy cập, trao lại quyền quản lý dữ liệu cho người dùng cuối. Bởi vậy, thông tin của người dùng dApp sẽ không rơi vào tay các chủ server, các nhà phát triển server như Facebook, Google,...

Để được chạy node trên nền tảng ICP, các validator phải được cấp chứng nhận DCID (Data Center Identity) thông qua cơ chế quản trị bằng thuật toán của hệ thống NNS (Network Nervous System). 

Dfinity Foundation nói rằng, khả năng thực hiện giao dịch trên nền tảng của họ sẽ chỉ tốn 3 - 5 giây - một con số đáng ngưỡng mộ so với nền tảng Ethereum hiện tại.

 

Lộ trình phát triển trong vòng 20 năm tới của dự án ICP là gì đã được DFINITY Foundation đưa ra cụ thể như sau::

  • Trong vòng 5 năm tiếp theo: Các trường học sẽ cung cấp thông tin về tiền số ICP là gì, kiến thức về Internet Computer và Motoko (đây chính là ngôn ngữ lập trình của dự án). Thực hiện áp dụng ICP vào trong những dịch vụ internet công cộng với mục đích theo dõi được độ thành công cùng với hiệu quả ứng dụng vào thực tế.
  • Trong vòng 10 năm tiếp theo: Internet Computer Protocol sẽ dần cạnh tranh sòng phẳng với các ông lớn đang độc quyền trong hệ sinh thái internet hiện tại, đồng thời có thể đưa DeFi sánh ngang với những công nghệ của tài chính truyền thống.
  • Trong 20 năm tiếp theo: Thực hiện đưa ICP phát triển vượt trên hệ thống internet truyền thống, đồng thời ICP sẽ được hầu hết những cấu trúc hạ tầng quan trọng sử dụng, và từ đó giúp cho mọi người có thể thực hiện việc kiểm soát tự tự do cũng như quyền riêng tư của mình trên không gian mạng.
 

Ledger Nano S

Một địa chỉ ví lạnh được lựa chọn sử dụng hàng đầu hiện nay trên thế giới. Mục đích chính của Ledger Nano S là lưu trữ, bảo mật tiền số của người dùng một cách an toàn tuyệt đối.

Ledger Nano X

Là sản phẩm ví phần cứng mới nhất của thương hiệu Ledger được phát hành vào năm 2019 dưới dạng bản nâng cấp của Ledge Nano S. Trong khi Nano S được dùng trên máy tính, Nano X được thiết kế để tối ưu kết nối với điện thoại thông minh.

Trezor

Là chiếc ví trữ lạnh Bitcoin đầu tiên trên thế giới. Ngoài hỗ trợ Bitcoin, ví còn có thể lưu trữ một số đồng coin lớn khác như: Ethereum (ETH), Litecoin (LTC), Bitcoin Cash (BCH), Dashcoin (DASH)….

Trust Wallet

Là một ví lưu trữ được tiền số phi tập trung chính thức của sàn giao dịch Binance, một trong những sàn giao dịch tiền số lớn nhất thế giới.

 

6.1. Công nghệ

  • Chain Key Technology (CKT): có thể hiểu đây là Công nghệ Chìa khóa Chuỗi, công nghệ này sử dụng nhiều giao thức mật mã để sắp xếp các nút tạo nên Internet Computer. Nó có một khóa công khai duy nhất. CKT cho phép bất kỳ thiết bị nào, chẳng hạn như điện thoại thông minh hoặc đồng hồ thông minh, xác minh tính xác thực của các hiện vật từ Internet.
  • Non-Interactive Distributed Key Generation (NIDKG): được hiểu là tạo khóa phân tán không tương tác, đây là một giao thức mật mã để tạo phân tán các chia sẻ Key cho mỗi Node tham gia vào một Blockchain mạng con. Công nghệ này áp dụng mật mã tiên tiến, bao gồm chuyển tiếp bí mật và mã hóa bằng chứng không không tương tác.
  • Network nervous System (NNS): được hiểu là Hệ thống thần kinh mạng, công nghệ này là hệ thống thuật toán mở quản trị blockchain của Internet Computer. Bao gồm khả năng nâng cấp giao thức Internet Computer và phần mềm chạy trên các node, thêm các node mới vào mạng blockchain để tăng dung lượng…
  • Internet Identity: được hiểu là Xác thực mạng Internet, công nghệ này làm nhiệm vụ xác thực danh tính của người dùng trong các cộng đồng hay các trang web trực tuyến. Ví dụ như cảm biến vân tay trên máy tính xách tay, hệ thống nhận dạng khuôn mặt trên điện thoại…

6.2. Token ICP được dùng để làm gì?

Hai công dụng chính của token ICP là bầu chọn cho các đề xuất, nhận thưởng cho những đóng góp vào dự án và trả phí giao dịch.

6.3. Cấu trúc của ICP có mấy tầng?

ICP có cấu trúc 4 tầng và dữ liệu sẽ được chuyển tới người dùng ở tầng cuối cùng.

6.4. Ngôn ngữ lập trình của ICP là ngôn ngữ nào?

Motoko là ngôn ngữ lập trình của ICP.

6.5. Có những cặp giao dịch với ICP?

Hiện tại có các cặp giao dịch chủ yếu như ICP/ USDT, ICP/ BTC, ICP/ BNB, ICP/ GBP,…

6.6. Có nên mua đồng ICP không?

Đa số các sàn giao dịch tiền số lớn như Coinbase, Binance, Huobi và Gate.io đều đã cho phép giao dịch đồng Internet Computer.

Mặc dù sứ mệnh đã tuyên bố của Dfinity là chống lại sự độc quyền và hành vi chuyên chế của các Big Tech. Nhưng thật nhiều nghịch lý khi Dfinity công bố dApp đầu tiên của họ tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Đây là một cơ quan thúc đẩy tính tập trung và giám sát toàn diện.

Tuy nhiên, sự hỗ trợ từ đội ngũ là các nhà học thuật của ICP không thể bỏ qua. Hơn nữa, hiện nay không có dự án nào khác có ý tưởng tương tự với Internet Computer ngoại trừ Filecoin - nơi lưu trữ dữ liệu phi tập trung. Bản thân tên gọi của đồng token cũng đánh trúng nhu cầu của rất nhiều người - một chiếc máy tính Internet.

 

Bài viết trên của Coin5s là lời giải đáp cho câu hỏi ICP là gì. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về dự án Internet Computer Protocol. Chúc các bạn kiếm được nhiều lợi nhuận từ ICP token nhé!